Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Gốm sứ Thanh Hoa - nhà Nguyên (Trung Quốc) p1

(Ảnh nguồn: mfordcreech.com)


MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trung Quốc là một trong những cái nôi của nhân loại, đây là những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những tinh hoa đó đã được cả thế giới công nhận, trong đó có gốm sứ Trung Quốc.
Hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc , gốm sứ được phát triển từ gốm thô đến gốm mịn, từ gốm không men đến gốm có men, từ gốm sứ trắng đến gốm sứ màu, từ gốm gia dụng đến gốm trang trí. Không chỉ đừng lại ở đó gốm sứ đã phát triển thành những sản phẩm nghệ thuật tinh tế, mang tính ứng dụng và tính thẩm mỹ cao.
Để hiểu rõ hơn về gốm sứ Trung Quốc, đặc biệt là gốm Thanh Hoa, chúng tôi xin làm đề tài gốm sứ Thanh Hoa dưới góc nhìn văn hoá mỹ thuật. Nhằm mục đích tìm hiểu chất liệu, công nghệ chế tác , kiểu dáng và hoa văn trang trí cũng như về việc sản xuất gốm sứ Thanh Hoa, loại gốm sứ  màu trắng hoa màu xanh lam rất phổ biến trên thế giới vào thế kỷ thứ XVIII.

Phạm vi

Trung Quốc thế kỷ thứ 13, đời nhà Nguyên.

Đối tượng

Gốm sứ Thanh Hoa



NỘI DUNG

Lịch sử gốm Trung Quốc

Hơn 3 ngàn năm trước người Trung Quốc đã phát hiện ra đất cao lanh và bắt đầu chế tác ra những sản phẩm gốm trắng. Sau đó họ còn phát hiện ra gốm trắng men cho vào lò nung ở nhiệt độ cao, bằng cách này đã chế tác ra những đồ sứ nguyên thuỷ đầu tiền trên cơ sở gốm trắng những năm cuối thời kỳ Đông Hán (năm 25 – 220 sau công nguyên Chiếc Giang- Trung Quốc ) đã dùng đất sét chất lượng cao trộn với đá sứ cho vào lò nung để có được những sản phẩm màu xanh nửa trong suốt có độ cứng cao, có thể khắc hoặc vẽ lên các hình trang trí, đã đánh dấu sự ra đời của những sản phẩm sứ đầu tiên trên thế giới. Trước đó, mặc dù hầu hết các nền văn minh đầu tiên trên thế giới đều chế tạo được đồ gốm do chịu ảnh hưởng của Trung Quốc  đã dần dần học cách nung sứ, mãi đến thế kỉ thứ XVIII mới bắt đầu chế tạo được đồ sứ. Việc sản xuất, chế tác đồ sứ chứng tỏ khoa học kỹ thuật đã phát triển đến một trình độ nhất định, vừa cho thấy sự hội tụ quan niệm thẩm mỹ và giá trị văn hoá – những sản phẩm sứ men xanh ngọc phù hợp với truyền thống “chuộng ngọc” và thể hiện gu thẩm mỹ “tự nhiên thiên thành” (tự nhiên mà thành) của người Trung Quốc. Từ đó, công nghệ sứ xanh không những được lưu truyền đến tận ngày nay mà còn trở thành dòng nghệ thuật chủ đạo của đồ sứ Trung Quốc với hàng nghìn năm lịch sử.
Đến đời nhà Tống ( 960 – 1279 ), tinh thần mỹ học cổ điển Trung Quốc đã phát triển tới cực đỉnh, thể hiện được nhận thức lý tính và ý thức tự giác hoàn thiệ trên phương diện phát triển và kế truyền văn hoá. Cũng chính trong cao trào văn hoá Hán cổ đại này, nghệ thuật đồ sứ Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ chưa từng có, các lò sứ ở khắp miền bắc: sứ men rạn màu thiên than lò Nhữ, sứ xanh miệng tím để sắt lò Quan, sứ xanh viềng vàng lò Ca, sứ xanh dày dặn đẹp tựa thanh mai lò Long Tuyền, sứ màu rực rỡ mây chiều và sứ đổi màu lò Điếu, sứ trắng xanh như ngọc lò Cảnh Đức, sứ đẹp tự nhiên lò Kiến, sứ trắng bạc tinh khiết lò Định…., trình độ chế tác đồ sứ ngày càng được nâng cao, không chỉ dừng lại ở tính thực dụng mà còn hướng tới sự tinh tế trong kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và hoa văn, chú trọng hơn đến các chi tiết thẩm mỹ, tính thưởng thức được nâng cao, thể hiện đầy đủ tư tưởng nghệ thuật hoá cuộc sống của các tầng lớp đương thời.
Thời kỳ Mông Nguyên (1205 – 1368), đồ sứ Thanh Hoa xuất hiện, cũng giống như bối cảnh văn hoá Nguyên Khúc, phong cách nghệ thuật dân dã, nghệ thuật thị dân và nghệ thuật dân tộc tương đối đa nguyên đã thâm nhập vào kỹ thuật ché tác đồ sứ, mặc dù chưa trở thành chính thống nhưng khuynh hướng thẩm mỹ thiên về tính trang trí này ( tiêu biểu là dòng sứ màu)  đã có sự khác biệt rất lớn so với khuynh hướng mỹ học thiên về tính tự nhiên và hàm súc ( tiêu biểu là dòng sứ không màu ) của thời trước. Thời kỳ nhà Minh (1368 – 1644 ), phong cách nghệ thuật này được tiếp tục duy trì và hoàn thiện, trong bối cảnh lịch sử giao thoa Đông Tây ngày càng lơxn, dòng sứ màu với màu sắc tươi tắn, hoa văn trang trí phong phú không những rất được ưa chuộng trong hoàng thất Trung Quốc mà còn được xuất khẩu sang các nước Âu Mỹ.
Các sản phẩm sứ sản xuất ở Trung Quốc thời Tống – Nguyên đã được xuất khẩu snag nhiều quốc gia khác. Thời nhà Nguyên (1206 – 1368 ), đồ sứ Thanh Hoa là mặt hàng chuyên xuất khẩu sang một số quốc gia Hồi giáo. Cùng với những phát kiến lớn về địa lý thế giới, ngày càng có nhiều thuyền buôn từ các nước Châu Âu cập bến đất nước Trung Quốc, các thương nhân bị mê hoặc bởi tơ lụa, trà và đồ gốm sứ. Các quốc gia phương Tây đã thành lập các công ty mậu dịch ở các nước Đông Á, Đông Nam Á , Nam Á. Công ty Đông Ấn Hà Lan đã đi đầu trong mậu dịch đồ sứ phương Đông. Những năm cuối thế kỷ XVI, số lượng lớn hàng gốm sứ của Trung Quốc được các nhà buôn Bồ Đào Nha vận chuyển sang Âu Châu nhưng luôn trong tình trạng không đủ cầu. Suốt thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển không ngừng trong mậu dịch với Trung Quốc, xã hội thượng lưu châu Âu đã rộ lên trào lưu dùng đồ sứ và trà Trung Quốc. Có thể nói rằng, trước thế kỷ XIX, Trung Quốc luôn là nước sản xuất đồ sứ tiên tiến nhất trên thế giới. Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp vô vàn các sản phẩm sứ có nguồn gốc từ Trung Quốc trong viện bảo tàng ở nhiều nơi trên thế giới, và không khó nhận ra ảnh hưởng to lớn của kỹ thuật làm đồ sứ Trung Quốc. Việc xuất khẩu đồ sứ Trung Quốc đã thúc đẩy sự giao thoa và ảnh hưởng văn hoá Đông Tây, viết nên bao trang sử quan trọng trong lịch sử giao thoa văn hoá thế giới và lịch sử mậu dịch kinh tế thế giới, Thôn cao Lanh tiếp giáp với trấn Cảnh Đức - nơi nổi tiếng về đồ sứ Trung Quốc - với núi Cao Lanh cũng trở nên nổi tiếng thế giới từ những năm cuối triều Minh bởi việc sản xuất đất làm sứ. Những năm giữa triều Thanh, đồ sứ sản xuất ở trấn Cảnh Đức đều làm từ đất Cao Lanh, thời kỳ này cũng chính là thời kỳ vàng son nhất khi các nước châu Âu nhập khẩu đồ sứ Cảnh Đức.

Đặc điểm chung gốm Thanh Hoa

Đặc trưng cơ bản của sứ Thanh Hoa là kích cỡ rất lớn, tạo hình ngay ngắn, khoẻ khoắn, màu sắc đậm và rực rõ. Men nền màu trắng xanh hoặc màu lòng trắng trứng. Đề tài trang trí hoa văn phong phú, bố cục dày đặc, nhiều tầng lớp. Tất cả phản ánh phong cách thời Nguyên là sự độc đáo trong nghệ thuật tạo hình, nguyên liệu tạo màu, tức màu xanh cô-ban, cũng như sự độc đáo trong hình ảnh hoa văn và đề tài trang trí.
Đối tượng sử dụng sứ Thanh Hoa nhiều nhất là khu vực các nước Tây Á, nên hình vẽ trang trí, tạo hình sản phẩm và chủng loại đều mang đặc trưng mới. Như đĩa to thường có miệng viền gấp khúc, miệng tròn hoặc miệng có góc cạnh.
Xét về mặt tổng thể, các hình vẽ hoa văn và mức độ tươi đẹp của sứ Thanh Hoa có thể chiếm vị trí hàng đầu thế giới, vượt xa các vật phẩm cùng loại ở Trung Quốc. Tiêu biểu như khay miệng rộng hoa trắng đáy xanh lam, có hoa văn hình kì lân, chim trĩ, chim phượng với đường kính 41,5cm được coi là lớn nhất trên thế giới.


(Ảnh nguồn: brooklynmuseum.org)

Đặc điểm từng thời kỳ phát triển của gốm Thanh Hoa

Nhà Nguyên do người Mông Cổ sáng lập sau khi chiếm được Trung Nguyên, nên nét đặc thù văn hóa của người Mông Cổ cũng ảnh hưởng đến lịch sử phát triển của ngành gốm sứ Trung Quốc. Đặc thù của người Mông Cổ là sử dụng đồ sành nhiều hơn đồ sứ nên trong giai đoạn này đồ sứ được sản xuất rất ít. Vì vậy, đồ sứ thời nhà Nguyên đặc biệt trở nên quý hiếm vì do lâu đời và truyền thế rất ít.
Một nhà sưu tầm đồ cổ đã đưa ra nhận xét về đặc điểm gốm sứ thời nhà Nguyên : “Đường nét trên gốm sứ thời nhà Nguyên còn mang đậm phong cách Mông Cổ nên nét vẽ thô, chưa mang tính thẩm mỹ cao, vẽ con rồng dài giống con trùn đất, còn vẽ con phụng giống con gà. Nhưng đến cuối thời kỳ nhà Nguyên đầu thời kỳ nhà Minh, đường nét vẽ tinh tế, biến tấu tinh xảo hơn”.
Đồ sứ trong thời kỳ nhà Nguyên được chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn Diên Hữu, Chí Chính và cuối thời nhà Nguyên. Đồ sứ sản xuất trong thời đại Chí Chính được đánh giá là có giá trị cao.
Thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên (thời kỳ Diên Hữu): các loại đồ sứ Thanh Hoa như bình, lọ được tráng men trong suốt. Khi đưa tay sờ lên lớp men sứ có cảm giác như gạo nếp, màu men mờ mờ đục đục, nhìn gần thấy hiện rõ màu xám xanh, nhìn xa lại thấy có màu vàng nâu. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy trên bề mặt men sứ Thanh Hoa có những chấm nhỏ màu trắng lốm đốm bám vào. Đồ sứ Thanh Hoa trong thời kỳ này có lúc xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi nhẹ do thời tiết quá nóng, trên lớp men thanh bạch và xu phủ đa số không có bong bóng.
Từ thời kỳ Chí Chính, sứ Thanh Hoa được nung men trắng, men xu phủ và men trắng trứng có thêm nhiều màu như trắng tinh, hơi ánh xanh, men trắng xanh, có cảm giác như thủy tinh trong suốt. Bắt đầu từ thời Chí Chính nung sứ Thanh Hoa, trên Thanh Hoa men trắng và men trắng trứng có bong bóng, nhưng có hai loại bong bóng lớn nhỏ, bong bóng nhỏ nhiều, lớp men Thanh Hoa nhà Nguyên đa phần có hình dạng trong suốt, khô và mềm mại.
Hoa văn trang trí sứ Thanh Hoa nhà Nguyên được chia thành 2 loại: nguyên liệu màu Thanh Hoa nhập khẩu từ Ba Tư và nguyên liệu Thanh Hoa trong nước. Đồ sứ sử dụng nguyên liệu màu Thanh Hoa nhập khẩu từ Ba Tư có màu sắc không ổn định, lúc chìm, lúc sáng. Hoa văn trang trí dày kín, tầng lớp phong phú, nét vẽ gọn gàng. Nếu là đĩa lớn nhiều hoa văn, hoa văn được xếp dày đặc có chính có phụ, ngay ngắn. Đề tài hoa văn trang trí phong phú đa dạng: nhân vật, nhành hoa, bể cá, hồ sen, hoa cỏ, nhành cây, trái cây….
Đồ sứ Thanh Hoa sử dụng trong nước có màu xám xanh, đôi khi là màu xanh hơi xám một chút, hoặc là Thanh Hoa phát ra màu xanh ánh xám. Họa tiết hoa văn có đặc trưng mềm mại, phóng khoáng, các nét vẽ tương đối đơn giản, còn hơi thô, thường gặp là trang trí hoa cỏ.
Đồ sứ Thanh Hoa nhà Nguyên thân tương đối nặng, chất liệu cứng. Lớp men trên thân đồ vật luôn hiện màu xanh trắng, màu xanh nhạt hoặc hơi ngả sang màu vàng….Đáy chân của các đồ sứ Thanh Hoa nhà Nguyên thường có dạng tròn lõm ở bên trong, đáy chân dày và rộng, một số ít đáy chân có hình thon. Phải nhìn thật kỹ và tinh ý mới thấy đựợc những vụn nhỏ li ti ở đáy chân. Đôi khi có những vòng đáy và chân đáy lẫn với những hạt cát nhỏ mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường, dính những nốt men đen kích thước khác nhau và có hình dạng tự nhiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét