Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Em bảo anh: đi đi…
Sao anh không ở lại,
Em bảo:Thôi! ích gì…
Ai ngờ anh xa mãi…

Đôi mắt em, lặng im.
Nhưng mắt em nói thật.
Sao anh tin lời em,
Mà không tin đôi mắt?
/(Người dịch: Huyền Anh)
2/ (Silva Kaputikyan)

cóa 1 số phiên bản khác....

Em bảo: anh đi đi!
Sao anh không ở lại ?
Em bảo: đợi chờ chi!
Sao anh xa em mãi ?
Lời em buông cứng cỏi,
Lệ em trào mắt đen.
Sao anh tin lời nói,
Mà không nhìn mắt em?
-------------

3/
Em bảo: "Anh đi đi"
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo: "Anh đừng đợi"
Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu ?

Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tình vào cõi không.
--------------
4/
a. Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại?
Em bảo: Thôi, ích gì...
Ai ngờ anh xa mãi.
Đôi mắt em, lặng im.
Nhưng mắt em nói thật.
Sao anh tin lời em,
Mà không tin đôi mắt?


b. Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?


c. Em bảo: anh đi đi!
Sao anh không ở lại?
Em bảo: đợi chờ chi
Sao anh xa em mãi?

Lời em buông cứng cỏi,
Lệ em trào mắt đen.
Sao anh tin lời nói,
Mà không nhìn mắt em?

d.Em bảo anh đi đi
Sao anh ko đứng lại
Em bảo anh đứng lại
Sao anh vội quay đầu

Lời nói như gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao anh thật là ngốc
Không nhìn vào mắt em

"Em bảo anh đi đi
Sao anh vội đi ngay
Em bảo anh đứng lại
Sao anh không ngoảnh đầu

Sao anh luôn nghe lời
Lời của em khi ấy
Sao không nhìn mắt em
Nơi em luôn nói thật.

Con gái là thế ấy
Nói không lại là có
Nói ghét thật là yêu
Trong những lúc dỗi hờn.

Vậy sao anh không biết
Nhìn sâu vào mắt em
Nơi tâm hồn em đó
Vẫn mãi thật với anh."

Nguồn: http://thptchonthanh.com.vn/diendan/index.php?topic=6355.0;wap2
Em bảo: "Anh đi đi" Sao anh không đứng lại? Em bảo: "Anh đừng đợi" Sao anh vội về ngay? Lời nói thoảng gió bay Đôi mắt huyền đẫm lệ Mà sao anh dại thế Không nhìn vào mắt em Mà sao anh dại thế Không nhìn vào mắt em Không nhìn vào mắt sầu Không nhìn vào mắt sâu? Những chuyện buồn qua đi Xin anh không nhắc lại Em ngu khờ vụng dại Anh mơ mộng viển vông Đời sống nghiệt ngã không Cho chúng mình ấm mộng Thì thôi xin gửi sóng Đưa tình về cuối sông Thì thôi xin gửi sóng Đưa tình về cuối sông Đưa tình về với mộng Đưa tình vào cõi không

Bài viết: http://news.zing.vn/Xin-dung-bao-gio-bo-lai-co-gai-cua-ban-voi-noi-co-don-post382652.html

Nguồn Zing News
Em bảo: "Anh đi đi" Sao anh không đứng lại? Em bảo: "Anh đừng đợi" Sao anh vội về ngay? Lời nói thoảng gió bay Đôi mắt huyền đẫm lệ Mà sao anh dại thế Không nhìn vào mắt em Mà sao anh dại thế Không nhìn vào mắt em Không nhìn vào mắt sầu Không nhìn vào mắt sâu? Những chuyện buồn qua đi Xin anh không nhắc lại Em ngu khờ vụng dại Anh mơ mộng viển vông Đời sống nghiệt ngã không Cho chúng mình ấm mộng Thì thôi xin gửi sóng Đưa tình về cuối sông Thì thôi xin gửi sóng Đưa tình về cuối sông Đưa tình về với mộng Đưa tình vào cõi không

Bài viết: http://news.zing.vn/Xin-dung-bao-gio-bo-lai-co-gai-cua-ban-voi-noi-co-don-post382652.html

Nguồn Zing News

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Các món ăn làm từ gạo nếp ở Đông Nam Á ( tiêu biểu)


Nếp là một trong những lương thực chủ yếu của người dân Đông Nam Á, từ xưa đến nay. Và trên quá trình hình thành và phát triền của mình, người dân tại khu vực này đã chế biến nguồn nguyên liệu dồi dào này thành những món ăn mang đậm tính đặc trưng vùng miền của mình.
Gạo nếp (từ lúa nếp) có tên khoa học Oryza sativa var. glutinosa hay ngắn hơn là Oryza glutinosa. Cây lúa nếp được xem là một loại lúa riêng có đặc tính cho gạo khi nấu thành cơm , hạt cơm dẽo và sẽ kết dính lại với nhau (sticky rice, riz gluant), và do vị ngọt nên còn gọi là sweet rice.
Cây lúa nếp được trồng nhiều tại vùng Đông Á từ Nam Trung Hoa, Myanmar,Bangladesh xuống Đông-Nam (Việt Nam, Lào, Thái) và xa hơn về phía Đông như Hàn quốc, Nhật, Phi..Riêng tại Lào, 85 % lúa trồng thuộc loại lúa nếp..Trong thời xa xưa, Cơm nếp được dùng làm chất hồ để xây thành (Thành TâyAn), đền đài và nhà ở (Assam).
Gạo nếp có thể được sử dụng dưới các dạng : chà sạch hay giữ nguyên cám. Nếp chà sạch thường có màu trắng đục, nếp còn giữ cám có thể làm hạt gạo có màu nâu (nếp lứt)..Trong khi đó những loại nếp nâu hay đen (nếp than, nếp cẩm) là những chủng trồng lúa nếp riêng..Tại Việt Nam, nếp trắng còn được phân biệt thêm thành nếp cái hoa vàng, nếp ngan, nếp ngỗng.
Nguyên nhân của tính dẻo trong gạo nếp do một đột biến gen sáp trong hạt gạo có vẻ như là một lần duy nhất vào thời gian nào chưa xác định được tại khu vực Đông Nam Á. Đột biến gen sáp đã ngăn trở việc hình thành một loại tinh bột có tên là amylose. Các nhà trồng trọt địa phương phát hiện giống gạo này và ưa chuộng phẩm chất dính kết của nó, nên họ bảo tồn đặc tính vốn có. Nhờ vậy giống nếp tồn tại đến ngày nay. Dựa vào cây gen, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bản đồ đột biến gen của nếp cho thấy chỉ có một đột biến duy nhất trên cây gen. Nhìn vào những vị trí địa lý của chuỗi ADN, các nhà nghiên cứu nhìn nhận những bằng chứng khả tín hơn cả đối với nguồn gốc của nếp là Đông Nam Á. Điều này cũng phù hợp với việc nếp là món lương thực chính của nhiều nơi ở đây.
Từ nguyên liệu gạo nếp có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, với những phương pháp chế biến và nguyên liệu đi kèm khác nhau. Chúng tôi xin chia các sản phẩm ấy thành 5 loại sau: xôi, chè, bánh, rượu và các món ăn khác.
  1. Xôi

Lào và Đông Bắc Thái Lan, xôi được sử dụng thường xuyên như cơm ở Việt Nam.
Miền Đông Bắc Thái Lan do ảnh hưởng từ Lào, xôi là món ăn chính, kết hợp cùng với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng… Người Thái Lan và người Lào cũng thường dùng xôi kèm với một số loại quả như xôi xoài, xôi sầu riêng hay xôi chuối. Đồng bào một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam như người Thái, người Khơ me sử dụng xôi như một đồ ăn chủ lực hàng ngày trong khi dân tộc Việt (Kinh) chủ yếu dùng cơm làm từ gạo tẻ, chỉ dùng xôi như một bữa ăn phụ vào buổi sáng, như một thức quà, hoặc trong các ngày lễ, tết, thôi nôi, cưới hỏi như một đồ cúng không thể thiếu trên mâm cỗ cúng.

Thái Lan: Xôi ngọt ở Thái là sự kết hợp hoàn hảo của những nguyên liệu quen thuộc của ẩm thực nước này: nếp, nước cốt dừa và các loại trái cây nhiệt đới ngọt ngào, bắt mắt. Với người Thái, xôi nói riêng và các món làm từ gạo nếp nói chung luôn đóng một vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Xôi cùng với cơm gạo tẻ là nguồn cung cấp bột chính yếu trong bữa ăn ở Thái Lan, giống như cơm ở Việt Nam chúng ta. Vì vậy, xôi ngọt cũng  trở thành món tráng miệng ưa thích của người Thái, thay vì bánh trái như ở các quốc gia khác.

Mặt khác, Thái Lan là một đất nước nhiệt đới với phong phú các loại trái cây, món xôi Thái thường có nước cốt dừa cùng các loại hoa quả xứ nóng quen thuộc như: xoài, sầu riêng, mít, chuối,... Vị bùi bùi của hạt nếp thơm kết hợp cùng cái béo ngậy của nước dừa, cái ngọt ngào của trái cây miền nhiệt đới đã tạo nên sự hấp dẫn đặc trưng cho món xôi ngọt Thái Lan. Nhưng đặc biệt hơn cả là xôi xoài, xôi sầu riêng, xôi mít và xôi lá chuối.

Một trong những món xôi nổi tiếng nhất là xôi xoài. Xôi xoài thơm ngon khó cưỡng nhờ phần xôi béo ngậy, ăn kèm từng lát xoài Thái Lan ngọt mát thơm lừng. Vị béo của xôi được tạo ra nhờ nước dừa và đậu đen, hai nguyên liệu này được đồ chung cùng với gạo nếp, khi dọn ra ăn thì bỏ xác đậu đen đi, thêm xoài và nước dừa nếu thích ăn ngọt. Có thể xem xôi xoài là sự hội tụ đầy đủ những màu sắc, hương vị đặc trưng của ẩm thực Thái Lan.

Về cơ bản xôi sầu riêng cũng có cách nấu giống như xôi xoài, nhưng thay vì đồ xôi cùng nước dừa và đậu đen, xôi sầu riêng được đồ cùng nước dừa và cơm sầu riêng. Đây là món xôi béo ngậy và ngọt ngào nhất của Thái Lan. Cũng nhờ nguyên liệu sầu riêng mà món xôi này có hương thơm cực kì hấp dẫn, kết hợp cùng chiếc áo vàng ươm và vị ngon ngọt khó quên.

Nếu như xôi xoài là món xôi đặc trưng nhất của Thái, xôi sầu riêng là món xôi ngọt ngào nhất của Thái, thì xôi mít ắt hẳn được xếp vào vị trí món xôi ngộ nghĩnh và đáng yêu nhất. Gạo nếp thơm được đồ cùng cốt dừa - giống như những loại xôi khác - song xôi được bỏ vào từng múi mít đã bỏ hạt, thêm chút mè đen hoặc vừng, đậu phộng... để trang trí, trông vô cùng vui nhộn và bắt mắt.  Vị xôi béo và ngọt nhẹ nhàng, thoang thoảng mùi thơm từ lớp mít chín cây bao bọc bên ngoài.

Xôi lá chuối còn có tên gọi là Khao Tom Mad hoặc Khao Tom Mat. Đây là món xôi được chế biến cầu kì, cẩn thận, hương vị vì thế cũng rất tinh tế. Lá chuối phải chọn lá non, xanh bóng, bản rộng. Nếp cùng chuối chín, đậu đen đặt cẩn thận vào giữa lá, gói lại cho khéo và đem đi nấu. Người ta thường ví von Khao Tom Mad như "bánh chưng ngọt" vì cách chế biến này. Khác với các loại xôi trên, hầu như chỉ có một nguyên liệu trái cây làm điểm nhấn, thì xôi lá chuối là sự kết hợp hài hòa giữa rất nhiều hương vị thơm ngon khác nhau.
Chỉ bằng những nguyên liệu rất gần gũi như hạt gạo nếp nấu xôi hàng ngày, những loại hoa quả có sẵn trên mảnh đất mình đang sống... Người Thái đã biến hóa thành hàng chục món xôi ngon ngọt hấp dẫn, tạo thành điểm nhấn khó quên trong lòng khách du lịch khi đến đây. Xôi ngọt Thái Lan như minh chứng cho chân lý giản dị của văn hóa ẩm thực: Không gì ấn tượng và độc đáo hơn chính những nguyên liệu quen thuộc quanh mình.

Lào: món xôi nếp, thức ăn truyền thống của người Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào sống đa phần trên các ngôi nhà sàn, được cất từ gỗ quý, sàn lát gỗ hay phên nứa rừng. Hạt nếp Lào nhìn qua giống như một loại gạo hạt dài, màu trắng trong. Để xôi ngon, người ta không nấu như cách bình thường (đổ ít nước vào nếp) mà nấu bằng chõ. Vì xôi nếp là món ăn truyền thống nên gia đình nào ở nước này cũng có vài cái chõ đựng xôi, đan bằng tre, trúc. Xôi nếp của Lào nấu theo kiểu truyền thống thường đựng trong ống nứa, cho nước suối vào và nướng nguyên cái ống trên bếp than hồng. Ngoài ra, cùng với tinh thần chuộng Phật giáo, trong các buổi lễ, người dân thường cúng xôi cho các vị sư, sau đó mới đến gia đình mình dùng bữa.

Xôi nếp Lào thường được ăn với các món mặn như: thịt nướng hay ram, ruốc chà bông hay cá kho. Xôi cũng được ăn kèm với gà nướng, cá suối kho lạt, thịt rừng nướng, lạp hoặc đọt bầu, đọt bí luộc sơ và một loại mắm pha giống như mắm nêm Nam bộ. Những người ăn chay thì có thể dùng với muối đậu, vừng hoặc đường cát trắng. Theo tập tục, khi ăn xôi nếp kiểu Lào, người ăn phải ngồi xếp bằng trên sàn gỗ, chắp tay trước ngực rồi mới được ăn.

Cái ngon đặc trưng của hạt nếp Lào là dẻo và thơm. Thoạt nhìn dĩa xôi thấy hạt gạo nếp còn nguyên hình dáng, dễ lầm tưởng là xôi bị khô, cứng. Ăn vào mới cảm nhận được độ dẻo, ngọt và có chút vị beo béo giống như là xôi nấu nước dừa. Cái ngon được khẳng định bởi miếng xôi mềm, vị béo do nếp và đậu phộng hòa lẫn tạo nên vị ngon đặc trưng của xôi nếp Lào. 

Cách nấu xôi theo kiểu truyền thống của người Lào là đựng trong ống nứa và nấu bằng nước suối. Bỏ nếp và ít nước vào ống nứa rồi nướng nguyên ống nứa này trên lửa than. Khi ống nứa cháy sém, là xôi cạn nước. Đến giai đoạn ủ xôi cho chín. Khi ăn, gọt lớp vỏ nứa bên ngoài, lộ ra phần xôi nếp màu trắng được bọc bằng lớp vỏ lụa của ống nứa.  Xôi nếp lúc này có hình dáng như một cái ống, thơm mùi nứa, có thể dùng tay bốc ăn. Đặc biệt nếp Lào dẻo, ráo nên dùng tay bốc không bị dính.

Xôi nếp là món ăn truyền thống của người Lào, người ta cho rằng người Lào ăn xôi nhiều hơn ăn cơm và gạo nếp gần như là lương thực hàng ngày của họ. Nhà nào cũng có chõ hong xôi được sử dụng mỗi ngày. Ở Lào, cơm nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những tường nhà ở gia đình để cúng các vị thần cư ngụ tại đó. Phụ nữ thường được liên tưởng mạnh mẽ với lúa gạo. Truyền thuyết kể rằng, nữ thần lúa đã hiến dâng mình cho ngọn lửa, và tro của nữ thần đã giúp cho dân làng được một mùa bội thu. Ở một số làng bản, hài cốt của những người phụ nữ tổ tiên được lưu giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa ruộng lúa của gia đình.

Tại chợ Lao Bảo có bán loại chõ nấu xôi này, có xuất xứ từ Lào hay Thái. Chõ làm bằng nhôm có hình dáng bầu tròn, phía trên đặt cái rổ đan kín bằng tre. Khi nấu, bỏ nếp vào rổ rồi đậy nắp. Nếp chín nhờ hơi nước từ trong nồi chõ bốc lên. Sau khi nấu xong, xôi được xới sang một cái rổ khác (cho xôi ráo, ngon, không bị ứ nước).

Campuchia: Cơm lam- một loại xôi nếp được nướng trong ống tre cho hương vị ngon đặc biệt. Món cơm lam nhiều khi được người Campuchia còn trộn lẫn cùng với đậu phộng hay dừa làm cho hương vị xôi ngon nhưng không quá ngán. Nguyên liệu chính để làm xôi này chính là loại nếp thơm - một loại nếp sạch và thơm mà vùng miền quê Campuchia trồng theo kỹ thuật của Thái Lan, loại nếp lùn cho năng suất cao mà hạt nếp rất thơm và đặc biệt rất ít sử dụng thuốc trừ sâu.

Người Campuchia sử dụng nếp để chế biến ra các món xôi và cơm lam. Xôi thường đi kèm sầu riêng như là một món tráng miệng còn cơm lam thường dùng như là một món thay thế cơm cho người nông dân làm ruộng khi mà họ không có thời gian chế biến.

  1. Chè
Một món ăn khác cũng thể hiện sự phong phú của gạo nếp là chè. Ở các quốc gia Đông Nam Á, tên gọi có thể thay đổi, nhưng đều được hiểu là món ăn, chủ yếu làm từ bột nếp, nấu ngọt.

Malaysia :Chè Cendol có thành phần chính gồm sữa dừa, bột lọc (bột nếp), thạch màu, đá bào và đường cọ. Trong đó quan trọng nhất chính là bột nếp trộn chung một ít bột ngô. Hỗn hợp bột này sẽ được hòa với nước dứa tươi và được pha trộn kỹ lưỡng trước khi đun trong chảo nóng. Trong quá trình đun, nước lá dứa tươi sẽ được cho thêm để đảm bảo hỗn hợp bột sẽ luôn được mềm mại và không dính, màu sắc vừa mắt.

Để cắt bột ra thành nhiều miếng nhỏ, người ta sẽ dùng một dụng cụ giống như cái nồi lớn có đục nhiều lỗ nhỏ ở đáy và đặt lên trên một chậu nước lạnh. Dội hỗn hợp bột đã nguội vào chiếc nồi nhiều lỗ này và ép chúng thành khuôn qua lỗ.

Ngoài ra, tùy theo khẩu vị từng nơi hay từng món chè mà người ta sẽ cho thêm đậu đỏ, thạch đen, bột ngô, bột nếp... cùng các loại kem, hoa quả khác để tạo ra các dòng cendol phong phú, mà nổi tiếng nhất là món cendol sầu riêng.

Đậu đỏ cũng là một thành phần phổ biến trong món chè tráng miệng. Được ninh trong khoảng 2-3 giờ cho đến khi hạt nứt ra, có màu hạt dẻ sẫm. Đường cọ đun chảy sậm màu cánh gián đặt trong một nồi lớn, sẵn sàng để tưới vào ly đá bào.

Thái Lan: Chè Xôi Xiêm với ba thành phần chính là gạo nếp, nước xốt và nước cốt dừa. Sự tinh tế của món ăn là những nguyên liệu hòa quyện vào nhau sẽ tạo cho món ăn một sự hài hòa về độ ngọt, béo và mùi thơm dậy. Vì vậy, đầu bếp lựa chọn nguyên liệu rất kỹ khi nấu, gạo nếp nấu xôi phải là loại gạo ngon, nguyên hạt để khi hấp, hạt nếp dẻo mà không cứng, cũng không bị nát.

Nước xốt được làm từ trứng, đường thốt nốt, nước dừa trộn lẫn vào nhau sau đó đem hấp cách thủy. Nước cốt dừa là sự pha trộn giữa bột năng, nước dừa và một ít sầu riêng để nước cốt vừa thơm vừa dẻo. Xôi Xiêm khi ăn được người bán cho vào một cái bát, thêm một ít nước xốt nhân trứng, nước cốt dừa.

  1. Bánh
Gạo nếp nấu hoặc hấp sẽ cho ra xôi, đem nghiền nhuyễn ra bột lại có thể làm chè. Gạo nếp quen thuộc với người dân, nhưng họ ngày một sáng tạo hơn để tạo ra những món ăn càng đa dạng và phong phú hơn. Từ gạo nếp, người dân Đông Nam Á đã chế biến thành nhiều món ăn tráng miệng, các món bánh cũng đặc sắc như chính con người nơi đây.

Thái Lan: Bánh nếp bí ngô sữa dừa kiểu Thái. Vỏ bánh gồm bí ngô nhào với bột nếp theo tỉ lệ 1:2. Đun sôi nước rồi thả bánh vào, khi bánh nổi lên thì vớt ra. Cho muối, đường thốt nốt vào sữa dừa và đun ở nhiệt độ thấp. Khuấy đều đến khi đường tan hết. Nếm thử, nếu thấy hơi nhạt có thể cho thêm đường. Liên tục khuấy trong quá trình đun để nước dừa không bị đông. Đợi khi nước dừa hơi sôi thì tắt bếp. Quá trình đun nước dừa không nên kéo dài quá 3 phút. Thả bánh nếp vào nước dừa. Món tráng miệng có thể ăn nóng hoặc lạnh.

Myanmar: Snack ngọt Myanmar

Không giống món ngọt của phương Tây, các món ngọt của Myanmar, gọi chung là “moun”, được ăn như một món snack ăn vặt chứ không phải như món tráng miệng. Moun không ngọt nhờ đường mà nhờ các nguyên liệu tự nhiên như dừa nạo, nước cốt dừa, bột gạo, gạo nếp, trân châu và trái cây. Một số món moun tiêu biểu là has nwin ma kin (bánh bột hòn với nước cốt dừa, bơ sữa trâu và nho khô), bein moun và moun pyit thalet (bánh pancake kiểu Myanmar).

Bánh gạo Ketupet : Ketupat được nấu theo nhiều cách khác nhau tùy vào loại gạo, tuy nhiên hai loại phổ biến nhất là ketupat nasi và ketupat pulut. Ketupat nasi được làm từ gạo tẻ và được bao trong lá dừa tạo thành hình vuông còn ketupat pulut làm từ gạo nếp và thường được bao trong một hình tam giác bằng cách sử dụng lá cọ licuala. Ngoài ra, gạo nếp còn được nấu chung với đậu xanh, đậu đen tạo nên món xôi dẻo thơm.  Ketupat đạm bạc được mua ăn vào buổi trưa, thường được ăn với rendang (một loại cà-ri thịt bò khô), sate (một loại thịt nướng) hoặc phục vụ như một thứ cơm ăn kèm cùng với những món khác.

Ketupat được những cư dân miền biển Indonesia sáng tạo ra để có thể mang theo làm lương thực trong các chuyến đi biển dài ngày với gạo và lá dừa có sẵn trên khắp đảo. Do được bao gói bằng lá dừa theo những hình vuông hay tam giác nên Ketupat có thể treo lên để trong một thời gian dài. Chiếc bánh gạo tiện lợi giống như bánh mì vậy, có thể ăn giữa bữa, ăn sáng hoặc chống đói ban đêm. Chiếc bánh gạo có thể để được rất lâu mà vẫn giữ được nguyên vị thơm ngon.
Trong lễ hội Idul Fitri ở Indonesia, ketupat thường được dùng với cà-ri gà và nước tương đặc trưng. Với người Philippines, ketupat được sử dụng như một thứ thức ăn nhanh tiện lợi. Tại Malaysia, ketupat pulut còn được gọi là "ketupat daun palas". Ở Indonesia, ketupat đôi khi được luộc cùng với nước cốt dừa và một số loại gia vị để tăng kích thích vị giác.
Campuchia: Ansom chek là một loại bánh gạo nếp với chuối ở giữa. Nó có hình trụ và được gói bằng lá chuốtạo nên hương vị ngọt ngào hấp dẫn. Ansom chek ngày nay được làm từ thịt lợn và đậu xanh thay vì chuối. Phiên bản này được gọi là "ansom chrook" giống như bánh tét hay gói vào dịp tết ở Việt nam. Mặc dù sống ở nông thôn hoặc trong thành phố, Campuchia thường làm bánh này trong sự kiện đặc biệt, đặc biệt là trong Chaul Chnam Thmay lễ hội để chào mừng năm mới Khmer.
Malaysia:
Kuih (hay còn gọi là Kueh) thường chỉ đến một loại bánh ngọt, chủ yếu làm từ sữa dừa, thịt đun với dừa, gạo nếp hay bột sắn hột. Để làm nó thường rất tốn công sức và nó có màu sắc rất đẹp (màu tự nhiên hoặc màu từ màu tổng hợp), bánh làm xong thường được cắt làm những miếng hình khối trụ nhỏ. Ngoài ra bánh khai vị còn có onde-onde, một loại bánh hình tròn viên, vỏ được làm từ bột gạo nếp hòa với hương vị của lá dứa (pandan leaves), trong nhân là dừa và đường làm cây chà là. Đặc điểm nổi bật của món ăn là sự giòn tan của bánh và vị ngọt của si rô đường làm từ cọ.

Pulut hitam là một loại bánh pudding làm từ gạo nếp đen với đường từ cây chà là. Sữa dừa sẽ được cho lên trên bánh trước khi ăn.

Pulut Inti : là một loại bánh làm từ gạo nếp và sữa dừa. Nó được hấp và để lên trên dừa tươi bỏ lò và đường chà là. Theo truyền thống, món ăn này được gói trong lá chuối theo hình kim tự tháp.

  1. Rượu/ Cơm rượu [A1] 
Châu Á nổi tiếng về sự phong phú của nền ẩm thực. Gạo nếp với bản chất gắn bó với người dân Châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng, cũng góp mình trong sự màu sắc ấy. Gạo nếp không chỉ để ăn, mà còn dùng làm thức uống như rượu, hoặc cơm rượu. Cơm rượu được dùng nhiều nhất ở Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Nam Trung Hoa và cả tại Nhật.
Việt Nam: Rượu nếp
Gạo nếp dùng làm rượu nếp nguyên thủy là loại gạo nếp hạt ngắn, màu trắng đục. Thành phần tinh bột của gạo nếp chủ yếu là Amylopectin rất dễ hồ hóa và kết dính sau khi chín. Một số vùng miền ở Việt nam có các giống nếp đặc sản như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng thì thường được dùng để làm loại thức uống có cồn không qua chưng cất như rượu nếp than, rượu nếp đục hoặc có thể ăn được như cơm rượu, (còn gọi là rượu nếp cái). Một số loại gạo hạt dài đặc chủng có thể sử dụng như là nguyên liệu thay thế gạo nếp để làm rượu nhờ có thành phần giàu tinh bột dễ lên men hoặc có mùi thơm đặc trưng tương tự như gạo nếp.

Bánh men được sản xuất theo phương pháp cổ truyền thông qua cha truyền con nối là bí quyết của mỗi gia đình hay một làng nghề. Về cơ bản bánh men là một hổn hợp bao gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Các vi sinh vật này có thể là nấm mốc, nấm men và vi khuẩn. Các loại vi sinh vật này được tuyển chọn từ môi trường tự nhiên và lưu giữ bởi các nghệ nhân. Việc đảm bảo tính thuần chủng không bị tạp nhiễm của hệ vi sinh được lựa chọn để làm rượu là một trong những yếu tố quan trọng để làm ra một loại rượu nếp ngon.

Rượu nếp được làm theo quy trình khá công phu và chau chuốt: Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì được rắc bột bánh men và đem đi ủ. Trong quá trình ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo ra một hệ enzim đường hóa, cũng chính quá trình này đã tạo cho khối gạo ủ lên men có hương thơm rất đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt khâu cuối của quá trình là chưng cất rượu Nếp không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu rượu khoảng 40-50 độ rượu. Toàn bộ hương thơm của nguyên liệu do quá trình lên men vẫn giữ được gần như trọn vẹn trong sản phẩm. Trong qui trình sản xuất thủ công, quá trình ủ men diễn ra trong điều kiện bình thường nên thời tiết và khí hậu tại thời điểm ủ men ảnh hưởng rất lớn đến sự đồng đều và chất lượng rượu sau này. Đây là điểm hạn chế rất lớn đối với các cơ sở rượu nếp làng nghề so với nhà máy sản xuất rượu nếp với thiết bị công nghệ hiện đại.

Đặc biệt, nếp Lào nấu cơm rượu cũng ngon không kém. Hạt nếp tơi, rời và mềm còn nguyên dáng vẻ ban đầu cho dù đã qua quá trình lên men. Lẫn trong vị ngọt của cơm rượu có vị béo của hạt nếp, khác hẳn với cơm rượu nấu bằng nếp bình thường.

  • Cơm rượu Tap ketan (Indonesia), Tapai pulut (Malaysia), Khaomak (Thái), …

Việt Nam có Cơm rượu và Rượu nếp . Khi dùng nếp đỏ sẽ có Cơm rượu nếp cẩm. Mã lai có Tapai : nếu dùng gạo nếp thì gọi rõ hơn là Tapai pulut (để phân biệt với tapai ubi lên men từ khoai mì). Tapai được gói trong lá chuối. Indonesia có Tape (Tape ketan, từ gạo nếp và Tape ketella từ khoai mì). Philippines có Binubudan dùng gạo tẻ để lên men. Thái Lan có Khaomak (từ gạo nếp).                     

Đối với rượu Nếp nếu được sản xuất theo công nghệ tốt thì đặc trưng nhất là vẫn giữ được hương thơm của nguyên liệu nếp sau quá trình chưng cất, và do làm từ gạo nếp nên khi nâng chén rượu lên đã cảm nhận được hương nếp hòa quyện với hương thuốc bắc, khi nhấp vào miệng là vị ngọt rượu với hậu vị đậm đà. Khi rượu Nếp được làm với thiết bị, công nghệ hiện đại sử dụng các chủng nấm mốc và nấm men thuần chủng có hoạt lực tốt, quá trình lên men được kiểm soát tốt không tạo độc tố sẽ cho ra thành phẩm an toàn không gây nguy hại cho người sử dụng. Ngoài ra, quá trình chưng cất trên thiết bị hiện chưng cất rượu hiện đại loại cổ thiên nga (swan neck) sẽ tạo được một sản phẩm rượu Nếp chất lượng cao hảo hạng, vị rượu ngọt cay, thơm nồng đậm đà rất đặc trưng, hấp dẫn.

  1. Khác:
Indonexia: Mỳ xào Java
Mỳ được làm tứ các loại ngũ cốc như gạo, nếp, đậu xanh, đậu nành… và được xào cùng với các loại rau quả. Khi ăn món mỳ xào, du khách đừng quên cho thêm các loại nước chấm truyền thống để tăng thêm hương vị cho món này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
  1. http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%B4i
  2. http://hn.24h.com.vn/am-thuc/cac-mon-xoi-ngot-tru-danh-cua-thai-lan-c460a542824.html
  3. http://www.dulichlao.com/am-thuc/xoi-nep-lao.html
    http://hn.24h.com.vn/am-thuc/kham-pha-cac-mon-xoi-nep-c460a538665.html
    http://phunuonline.com.vn/du-lich/cam-nang-du-lich/xoi-nep-lao/a102884.html
  4. http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B1c_Campuchia#Ch.C3.A8_ng.E1.BB.8Dt
  5. http://sotaydulich.com/20-9260-an-che-tren-pho-co-melaka
  6. http://www.vietgiaitri.com/an-choi/am-thuc/2013/03/nhung-mon-an-ngon-trong-khu-cho-campuchia/
  7. http://saigonamthuc.thanhnien.com.vn/pages/20130613/khi-chuoi-nep-nuong-duoc-the-gioi-vinh-danh.aspx
  8. http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/banh-nep-bi-ngo-sua-dua-kieu-thai-2909052.html
  9. http://dulichcampuchiadunggia.com/di-du-lich-campuchia-ta-nen-an-gi-.htm
  10. http://www.nhigia.vn/dich-vu/tour-du-lich/kham-pha-du-lich/chi-tiet-kham-pha-du-lich/tabid/278/vw/1/itemid/1025/Du%20l%E1%BB%8Bch%20Myanmar%20-%20C%E1%BA%A9m%20nang%20t%E1%BB%AB%20A%20%C4%91%E1%BA%BFn%20Z.aspx#
  11. http://dulichbalo.wikidot.com/malaysia
  12. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=698520#ixzz2p2olGvcp
  13. http://www.guta.vn/tin-tuc/229-ru-vit-nam-thuc-top-8-mon-ung-co-cn-ni-danh-nht-chau-a.html
  14. http://text.123doc.vn/document/90512-thuc-pham-len-men-co-truyen.htm
  15. http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B1c_L%C3%A0o
  16. http://www.dulichghep.com/tin-tuc/kinh-nghiem-du-lich/thuong-thuc-am-thuc-o-indonesia

+ Bonus: Vì sao nếp dẻo? Bằng chứng nếp có nguồn gốc ở ĐNÁ do đột biến gen: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-12-27-phat-hien-do-dan-ve-nep
Gạo nếp Lào: http://www.thunhan.org/images/upload/211-Sticky_Rice-BP_1__-_Revised.pd

ps: Như mọi lần, đây là bản thảo. Mong giúp được mọi người. 

Trái tim chật rồi, giấu nữa chi em - Hoàng Anh Tú



TRÁI TIM CHẬT RỒI GIẤU NỮA CHI EM?
Cố tỏ ra mạnh mẽ! Cố tỏ ra bình thản! Cười vờ! Thôi, trái tim nhỏ bé đã đủ chật rồi, giấu nữa làm chi?

 
Ta nói: người nói ra được là hạnh phúc! Nhưng là khi nói được ra thôi! Có nhiều cô gái nhỏ chẳng thể nói ra những đau nhức trong mình!

 
Là bởi nỗi đau ấy đã ăn sâu vào tim lâu rồi. Vì thói quen giấu lại nỗi buồn. Vì vẫn muốn tỏ ra mạnh mẽ! Vì không muốn nhận thương hại từ mọi người!

 
Là bởi đó là những nỗi đau không thể thổ lộ! Những bí mật khủng khiếp! Những ám ảnh dày vò! Những câu chuyện không thể tỏ cùng ai!

 
Là bởi cũng chẳng biết tin ai để thổ lộ, tâm sự! Có bạn bè mà chẳng có tri âm! Có người thân mà chẳng tìm đâu ra chia sẻ!
 

Là chuyện khó nói- Là người khó nói- Là đau khó nói...
 

Này em, cô gái nhỏ, ngay cả khi em đã chạm tuổi 30, em vẫn nhỏ bé nhường nào khi trái tim em chất chứa biết bao đớn đau như thế mà không tỏ bày ra được! Cả khi đã có chồng, cả khi đã thành mẹ! Cả khi đã được xiết bao tín nhiệm của bạn bè tìm đến em tâm sự!
 

Trái tim vốn chật! Chứa yêu thương thì bao nhiêu cũng đủ. Nhưng chứa nỗi đau thì một nỗi cũng đã cồng kềnh!
 

Em phải xả van đi!
Em phải xì hơi đi!
Em phải trút bỏ đi!
 

Đừng giữ cây xương rồng trong tim nữa!
Đừng nuốt mảnh vỡ vào lòng nữa!
 

Bởi nó sẽ khiến em đau!
Bởi nó dồn lại, tích tụ, bào mòn, phá huỷ em!
Bởi nó sẽ làm em không thể bay lên nổi. Tới chân trời của em!
 

Có cô gái nhỏ chọn cách viết ra và đốt đi!
Có cô gái nhỏ chọn nhắn tin vào số máy lạ!
Có cô gái nhỏ chọn một người lạ để buông bỏ tâm sự!
 

Miễn là để giải thoát nỗi đau!
 

Inbox của tôi ngập tràn những tâm sự ấy!
 

Thường thì tôi sẽ lắng nghe và nếu có một lời khuyên tốt, tôi sẽ dành tặng em!
 

Bởi tôi biết: Chúng ta cần phải trút bỏ muộn phiền để trái tim còn chỗ cho những yêu thương!
 

Các cô gái nhỏ, đừng giữ nữa, buông tay ra khỏi những nỗi đau thôi!
 

Luôn và Ngay!
 

Hoàng Anh Tú
Nguồn: Fb Hoàng Anh Tú

Thánh đường Sheikh Zayed - UAE p1





2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.1 Cơ sở lý luận

Về mặt không gian , cương  vực  Hồi giáo  trải  dài từ Morocco tới Indonesia , từ Kazakhstan  đến Senegal . Về   mặt thời gian , đạo này  đã có  hơn 14 thế kỷ , tính từ lúc Đấng tiên tri  bắt đầu giảng đạo  tại bán  đảo Ả -rập   vào thế kỷ thứ 7  và ngài  đã chủ trì  dựng  ra 1 cộng đồng và 1 đất nước Hồi giáo . Trong giai đoạn mà  các sử gia  châu Âu  gọi là thời kỳ đen tối chen giữa sự suy tàn  của  nền văn minh cổ đại – Hy lạp và La mã -  và sự   trổi dậy  của  văn minh cận đại – Châu Âu , thì Hồi giáo  là 1 nền  văn minh  chủ đạo  trên thế giới ,  đựơc  đánh  dấu  bởi  các  vương  quốc to lớn và  hùng mạnh , có nền  kỹ nghệ và thương mãi  phong  phú và  đa  dạng  , nền khoa học và văn chương  độc  đáo và  sáng tạo .  Hồi giáo , vượt xa hơn Cơ đốc  giáo nhiều mặt , là giai đọan trung gian  giữa Đông  phương  cổ đại  và Tây phương  cận đại  trong đó  có phần đóng góp  đáng kể của   tôn giáo  này  . Tuy  nhiên trong 3 thế kỷ vừa qua ,  thế giới  Hồi giáo  đã  đánh mất  thế thống trị và vai trò lãnh đạo ,  và đã tụt hậu  sau  cả   phương Tây   hiện đại  lẫn phương  Đông  cách tân một cách nhanh chóng . Cái  hố ngăn cách  càng ngày  càng  rộng  này  đã  đặt  ra  những  vấn đề cấp bách , cả về mặt  thực  tiển  lẫn tình cảm ,  mà  cho tới nay  các nhà  lãnh đạo , nhà tư tưởng  và   kẻ nổi lọan   của Hồi giáo  vẫn  chưa tìm  ra được câu trả lời phù  hợp
Hồi giáo là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo xuất phát từ Abraham, là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới. Hồi giáo hiện tại đang phát triển vô cùng nhanh chóng với lượng tín đồ đông đảo hơn 1 tỷ.  Hồi giáo chia làm hai nhánh lớn là dòng Sunni và dòng Shia, trong đó Sunni vẫn chiếm phần nhiều hơn.
Hồi giáo ra đời vào thế kỉ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do thiên sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Với tôn chỉ Allah là đấng tối cao, không có hình dáng, là Đấng Duy Nhất, đạo Hồi đã tạo nên cho mình những nét văn hoá độc đáo, chỉ duy nhất Hồi giáo có. Đối với các tín đồi, Muhammad là vị thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Kinh Qu’ran qua thiên thần Jibrael.
Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáoDo Thái giáo. Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Đối với đông đảo tín đồ, năm bổn phận được qui định trong kinh Qur’an của Tín đồ Hồi giáo chi phối nhịp điệu đời sống của họ, ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động cũng như  tinh thần của họ.



Hệ thống niềm tin
SHAHADAH là sự tuyên xưng và đồng thời là điều cốt lõi trong đức tin của một tín đồ. Nó bao gồm việc lặp lại hai câu: "Không có Chúa Trời nào khác ngoài Allah", và "Mohammed là sứ giả của Ngài". Các tín đồ Islam nhắc lại những câu này hàng ngày khi cầu nguyện. Việc coi Mohammed là sứ giả cuối cùng của Chúa đã phân biệt Islam với Kitô giáoDo Thái giáo.
SALAT là việc cầu nguyện. Tín đồ Islam phải cầu nguyên năm lần một ngày, vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi mặt trời lặn và tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu - tại trường học, nơi làm việc, tại nhà hay ngoài trời - nhưng phải theo quy định. Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác thanh khiết. Trước tiên họ phải súc miệng, sau đó rửa mặt, cổ, tay và chân.
ZAKAT là sự bố thí. Theo Kinh Koran, một người phải trao cho người khác "những thứ dư thừa". Vì thế cột trụ thứ ba liên quan đến việc trao một tỉ lệ nào đó tài sản của một người cho người nghèo và người gặp cảnh không may.
SAWM là việc nhịn ăn. Mọi tín đồ Islam phải nhịn ăn vào ban ngày trong tháng Ramadan, trừ trẻ em, người già và những người ốm đau bệnh tật. Những người đang có việc phải đi xa không phải nhịn ăn, nhưng họ sẽ nhịn bù sau đó. Cuộc sống như dừng lại trong tháng Ramadan, nhiều cửa hiệu đóng cửa cho đến sau buổi cầu nguyện trưa. Người Islam tin rằng trong tháng Ramadan, cửa thiên đường sẽ mở ra và cửa địa ngục đóng lại, và mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Đây là thời gian dành cho sự suy tưởng tôn giáo. Tín đồ hay trở dậy vào ban đêm để đọc Kinh Koran và đến giáo đường nhiều hơn ngày thường. Vào ngày kết thúc tháng Ramadan có một lễ hội lớn với rất nhiều đồ ăn và quà tặng. Đó là lễ Eid al-Fitr, kỉ niệm việc chấm dứt thời kì ăn chay.
HAJJ là việc hành hương. Ít nhất một lần trong đời, những tín đồ Islam có khả năng phải hành hương tới thánh địa Mecca. Việc hành hương thể hiện sự phục tùng Chúa Trời và diễn ra vào tháng thứ 12, tháng cuối cùng của năm Islam. Eid al Adha, lễ hiến tế, đánh dấu ngày kết thúc kì hành hương, kéo dài trong mười ngày.

2.1.2. Cơ sở thực tiễn   

Hồi giáo thế giới thế kỉ 20
Sự xuất hiện của đạo Hồi đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của người Arap và bán đảo Arabia. Gần mười bốn thế kỷ trước, người Arap, hợp nhất nhau lại bởi một niềm tin vào tôn giáo mới là đạo Hồi, do Muhamad đề xướng, đã vươn ra ngoài phạm vi bán đảo Arabia và bước ra vũ đài lịch sử rộng lớn. Dưới triều đại của những người kế tục nhà tiên tri Muhammad là các khalif, họ đã tạo dựng được một nhà nước khalifat rông lớn, trải dài từ Pirene (Tây Ban Nha) đến tận cửa Ấn Hà (Ấn Độ). Và lần đầu tiên kể từ thời Alecxandr Makedon, người Arap đã nối liền phương Tây và phương Đông, Địa Trung Hải La Mã và thế giới Ấn Độ - Iran.
Cũng giống như mọi tôn giáo khác, Hồi giáo là một hiện tượng xã hội mà quá trình nảy sinh và phát triển do nguyên nhân khách quan và chủ quan của riêng nó. Trong ba tôn giáo lớn trên thế giới là Cơ Đốc giáo, Phật giáo và Hồi giáo, thì Hồi giáo là tôn giáo trẻ nhất. Kể từ khi ra đời, bên cạnh các tôn giáo khác, Hồi giáo đã có những ảnh hưởng đến lịch sử xã hội loài người, mà ngay hiện nay vẫn còn tác động đến nhiều vùng, nhiều quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó, Hồi giáo cũng là nguồn cảm hứng cho các nền văn mình lớn ngoài tín đồ Hồi giáo cho những sáng tạo và thành tựu đa đạng tạo nên sự trù phú của thế giới ngày nay. Tuy nhiên, những thế kỉ trở về đây, sự phát triển của Hồi giáo, đặc biệt sao sự kiện ngày 11.09.2001, đã khiến nhiều người phải có cách nhìn khác về Hồi giáo.
Theo nhận thức của phương Tây, chiến tranh vùng vịnh năm 1991, có sự tham gia của Hoa Kì, liên minh Ả Rập cùng các đồng minh, phát động giải phóng Kuwait khỏi xâm lược bởi Irag và bảo vệ Saudi Arabia   và nhằm  bảo vệ Saudi Arabia  chống lại  sự tiến công của Iraq. Tổng thống Bush và các chính khách phương Tây đã khá  chật vật  để chỉ ra  rằng  cuộc chiến mà nước Mỹ đang tham gia là  cuôc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, chứ không phải là chống người Ả Rập, hoặc nói rộng hơn là chống lại người Hồi giáo. Nhưng đối với bin Ladin   và những người theo ông ta  đây là cuộc chiến tôn giáo, cuộc chiến  của người Hồi giáo chống lại những kẻ vô đạo, cũng tức là chống lại nước Mỹ, cuờng quốc lớn nhất trong thế giới của những kẻ vô đạo .
Vào ngày 23/2/1998, tờ báo Al-Quds al-‘Arabi, xuất bản tại Luân Đôn, đã in toàn văn tuyên bố của Mặt trận Hồi giáo thế giới kêu gọi thánh chiến chống lại bọn Do thái và Thập tự chinh. Theo tờ báo, tuyên bố này, có chữ kí của Usama bin Ladin và các nhà lãnh đạo khác, với lời văn hùng hồn đã đưa ra 1 lối giải thích lịch sử khác, và ngập mùi hiếu chiến.Tuyên bố mở đầu bằng các đoạn trích trong Qur’an, kèm theo lời của tiên tri Muhammad: “Kể từ khi Thượng đế dựng nên bán đảo Ả- rập, có sa mạc, có biển bao quanh, thì chưa hề có tai hoạ nào giái xuống cho đến khi bọn Thập tự chinh ào đến như … và đây là lúc mà các nước chống lại người Hồi giáo…”
 Theo trường phái giáo luật Hồi giáo được nhà nước Saudi Arabia và Usama bin Ladin công nhận, thì việc đặt chân lên đất thánh đối với người Hồi giáo là một sự xúc phạm nặng nề. Từ năm 1930 trở đi, dầu mỏ được phát hiện và khai thác tại bán đảo Ả Rập, khiến người nước ngoài du nhập ồ ạt đã mang lại nhiều thay đổi tại nỏi này. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến về việc coi đây là một sự bang bổ thần linh.
Dần dần các cường quốc đã đặt căn cứ quân sự và can thiệp và tình hình nội bộ cũng như chính trị của khu vực. Khi sự can thiệp này chỉ dừng ở mặt kinh tế, các tín đồi Hồi Giáo đã chấp nhận sự hiện diện của người nước ngoài thông qua các đền bù vật chất. Nhưng các năm gần đây, điều kiện này đã thay đổi, khiến cho tình hình, bất bình càng trở nên nội trội và ồn ào, đặc biệt cuộc xung đột Israel – Palestine. Hơn nữa, khi liên quan tới đất thánh, người Hồi giáo có xu hướng nhìn dưới góc tôn giáo. Họ cho rằng quân Hoa Kì chỉ là quân vô đạo và xăm lăng.
Tại nhiều nước, các nước Hồi giáo, tôn giáo vẫn là yếu tố văn hoá chính trị. Các vấn đề đối nội còn quan trọng hơn trong vùng hoặc quốc tế. Trong khi các nước theo Kitô giáo đã không còn mang nhiều tính chất tôn giáo trong chính trị, thì phần lớn nước theo đạo Hồi vẫn còn bị ảnh hưởng sâu sắc. Tính thiêng liêng của Hồi giáo gần như là điều cấm kỵ, không được bình phẩm hay thảo luận, kể cả trên các xã hội thế thục và dân chủ về hình thức. Mức độ tin tưởng và thực hành tôn giáo của tín đồ Hồi giáo cao hơn những tín đồ thuộc tôn giáo khác, có thể coi là một trong những nguyên nhân của tính chất trên. Hồi giáo không chỉ là niềm tin và thực hành mà còn là một bản sắc và sự trung thành, không có gì vượt qua được.
Nhìn  bề ngoài, thì việc du nhập các ý niệm phương tây về lòng ái quốc và chủ nghĩa quốc gia đã thay đổi  mọi thứ và đưa tới sự thành  lập một lọat các nhà nước cận đại, đã mở rộng thế giới Hồi giáo từ Morocco tới Indonesia , nhưng những cái lộ ra bề mặt không phải là tất cả. Năm 1923, sau chiến tranh lần chót giữa Hilạp và Thổ, 2 chính phủ đồng ý giải quyết các vấn đề về nhóm dân thiểu số bằng cách trao đổi cho nhau - người Hi lạp  được chuyển từ Thổ sang Hi lạp và người Thổ từ Hi lạp  sang Thổ. Ít nhất thì đó cũng là những gì mà các sách lịch sử thuật lại. Nhưng thực tế lại có phần khác hẳn. Trong nghị định thư mà 2 nước ký tại Lausanne năm 1923, chỉ nêu ra thỏa thuận trao đổi, không hề nói đến"người Hi lạp"và "người Thổ”. Nghị định thư nêu rõ những người được trao đổi  là"công dân Thổ theo đạo Chính thống Hi lạp đang sống tại Thổ nhĩ  kỳ và" công dân Hi lạp theo đạo Hồi đang sống tại Hi lạp". Như vậy nghị định thư  chỉ thừa nhận  có  2 lọai  bản sắc - một là  xác định theo công dân của 1 quốc gia, còn cái kia là tín đồ của 1 tôn giáo. Nghị định thư  không hề nhắc đến  tính chất dân tộc về mặt chủng tộc  hoặc ngôn ngữ . Một quan sát viên Tây phương , quen theo  hệ thống phân lọai  phương tây , có thể kết luận rằng  những gì  mà  các chính phủ Hi lạp và Thổ nhĩ kỳ thỏa thuận và đạt được không phải là sự trao đổi và hồi hương của các nhóm thiểu  số Hi lạp và  Thổ nhưng  đúng ra là vừa trục xuất và vừa lưu đày - người Hi lạp Hồi giáo về Thổ nhĩ kỳ, và người Thổ Cơ đốc về Hi lạp.
Đạo Hồi không thừa nhận 1 thể chế riêng rẽ, có tôn ti trật tự và luật pháp riêng, để điều phối  những vấn đề tôn giáo. Yếu tố này  xuất hiện  từ vụ khủng hoảng dầu mỏ   năm 1973, khi ủng hộ cuộc chiến của Ai cập chống lại Israel, các nước Ả Rập sản xuất dầu mỏ sử dụng việc cung cấp dầu và nâng giá dầu thành 1 vũ khí rất hiệu qủa. Sự giàu có, hãnh diện và tự tin  đựơc củng cố thêm  bởi 1 yếu  tố mới – đó là sự khinh bỉ. Khi  tiếp xúc gần gũi với châu Âu và Mỹ, các du  khách  đạo Hồi bắt  đầu nhận xét  và  xem những gì  họ thấy đựơc  như là  sự suy đồi  đạo đức và coi đó  là sự yếu  đuối  của nền  văn minh  phương Tây .
Trong 1 thời  đại  đầy rẩy những cung bậc cường điệu, các ý thức hệ chao đảo, lòng trung thành nhàm chán, và các định chế rệu rã, thì 1 ý thức hệ được diễn đạt  bằng  thuật ngữ đạo Hồi đã đưa ra đựơc nhiều  ưu điểm:  là 1 cơ sở hết sức quen thuộc về bản sắc riêng của từng nhóm người, là tình đoàn kết và chỉ dành cho người trong nhóm ; một cơ sở chấp nhận được  về tính chính  đáng  và thẩm quyền ; một cách phát biểu dễ hiểu  ngay   về các nguyên  tắc phê bình của hiện tại và 1 chương trình hành động trong tương lai. Qua đó, Hồi giáo có thể đưa ra các biểu tượng và  khẩu hiệu hữu hiệu nhất để huy động nhằm ủng hộ hay chống  lại 1sự nghiệp  hoặc 1  chế độ .
Các phong trào Hồi giáo cũng có 1 lợi thế cực kì khác không hề giống với các phong trào khác. Tại các đền thờ, thánh đường, họ đều xây sựng 1 hệ thống liên hết và thông tin mà ngay cả các chính phủ độc tài nhất cũng không thể kiểm soát hế được. Hơn nữa, việc này vốn được các nhà độc tài giúp sức, để loại trừ các nhóm đối lập cạnh tranh.
 Chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến ( Radical Islamism ), mà ta thường gọi là Hồi giáo chính thống ( fundamentalism), thật  ra không phải là 1  phong trào đồng  nhất đơn độc .Có nhiều  kiểu  chính thống Hồi giáo tại nhiều nước khác nhau và đôi khi thậm chí chỉ trong cùng 1 nước. Một  số đựơc nhà nước bảo trợ - được chính phủ này  hay chính phủ Hồi giáo  khác công nhận , sử dụng và tích cực vận động vào các mục tiêu riêng của họ; một số là các phong trào quần chúng đích thực do nhân dân  lập ra. Trong  số các phong trào Hồi giáo do nhà nước bảo trợ lại có nhiều loại, cấp tiến và bảo thủ, có tính lật đổ và ngăn chặn ( preemptive). Các phong trào bảo thủ và ngăn chặn là do các chính phủ đang cầm quyền  xướng  ra , nhằm để tự bảo vệ họ khỏi  làn sóng cách mạng. Đó là các phong trào nhiều lần đựơc các chính phủ Ai cập, Pakistan và nhất là Saudi Arabia  khuyến khích. Còn loại kia, có tầm quan trọng hơn nhiều , từ cơ sở đi lên, có nền tảng bình dân thực  sự. Phong trào đầu tiên trong loại này chiếm được quyền lực và hành công nhất  trong sử dụng  quyền lực là cách mạng  Hồi giáo  tại  Iran . 
Không gian văn hoá Ả Rập
Quê hương của người Arap cổ đại là Arabia - một bán đảo lớn trên trái đất, có thể coi như một Á lục địa thật sự, nếu xét về mặt diện tích (3 triệu km2), và tính chất biệt lập tương đối của nó. Nơi đây, theo các nhà khảo cổ học, từ hơn hai ngàn năm trước công nguyên người Arap cổ đại đã từng sinh sống và góp phần tạo nên nền văn minh Tây Á. Về mặt từ nguyên Arab có nghĩa là khô hạn, hoang hóa (chỉ vùng đất cùng cư dân), từ này do sử dụng lâu, nghĩa của nó ngày càng được mở rộng hơn, dần dân trở thành thuật ngữ: Arabia (bán đảo Arap), Arap (người Arap), và al-arabia (tiếng Arap). Những người Arap từ thời xa xưa đã gọi bán đảo này là Djazirat al-arab (tiếng Arap có nghĩa là đảo của người Arap), vì họ thầy vùng đất rộng lớn này tứ phía được bao quanh bởi biển và sông: Phía Đông Bắc là sông Efrat xuôi theo dòng chảy bao bọc, phía Tây Bắc là bờ biển Palestin của Địa Trung Hải, phía Tây là Biển Đỏ, phía Nam là biển Arab, phía Đông là vịnh Persich. Trên vùng đất khô cằn này, các bộ lạc Arap du mục và định cư sống đan xen nhau. Vào thế kỷ VI những người dân du mục (beduin) Arap đã kiểm soát phần lớn đất đai của bản đảo này, mặc dù họ không chiếm đa số dân cư trong vùng. Theo con số thống kê gần đúng, số dân định cư trên bán đảo Arap thời ấy khoảng hơn 4 triệu, trong khi số dân du mục chỉ khoảng 3 triệu (1). Trong suốt thời gian dài 18 thế kỷ, từ thời nguyên thủy đến giai đoạn trung thế kỷ, những quan hệ thương mại của các nước tương đối phát triển, được tiến hành xuyên qua sa mạc Arap, còn vùng bờ biển vịnh Ba Tư do các thương đoàn kiểm soát (2). Cần nhắc lại rằng, vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên chúng ta, vai trò dân định cư ở bán đảo Arap yếu dần di, trong khi ảnh hưởng của dân du mục ngày càng lớn hơn. Họ (dân du mục) ngày càng thâm nhập sâu hơn vào những vùng lãnh thổ do dân định cư đã chiếm giữ và bắt đầu kiểm soát nhiều con đường thương thảo và ốc đảo. Quá trình này kéo dài từ thế kỷ IV đền thế kỷ VI: tính tích cực về chính trị của người dân du mục ngày càng cao, các bãi chăn thả thuộc quyền kiểm soát của họ ngày càng được mở rộng thêm.
v  Tiểu vương quốc Ả Rập - UAE
UAE là một đất nước bao gồm 7 tiểu vương quốc nhỏ hợp lại với một nền văn hóa và lịch sự phong phú, đa dạng, nhiều đặc điểm của một nền văn hóa hồi giáo.Các thành phố (tiểu vương quốc) lớn:Abu Dhabi, Dubai, Sharjah. Các thành phố (tiểu vương quốc) nhỏ:Ajmān, Fujairah, Ras al-Khaimah, Umm Al Quwain. Trong đó Abu Dhabi là thủ đô và là thành phố lớn nhất, Dubai là một điểm đến rất được ưa thích của các nhân vật nổi tiếng.
UAE ngày nay là một đất nước trẻ trung, hiện đại với nhiều công trình xây dựng mới lạ, độc đáo. UAE hiện là một trong những điểm đến thu hút khách bậc nhất tại Trung Đông. Sa mạc với những cồn cát chạy dài, một vài ốc đảo xanh mát luôn thu hút du khách khám phá với những tour thám hiểm sa mạc. UAE còn là một đất nước hiện đại với những tòa nhà có kiến trúc độc đáo, tiêu biểu là tòa tháp cao nhất thế giới mới được khánh thành năm 2009, nhiều khu nghỉ mát, du lịch, vui chơi nhân tạo khổng lồ. Về mặt kinh tế, UAE cũng là trung tâm tài chính thương mại hàng đầu thế giới, với nhiều trung tâm mua sắm lớn cũng như các điểm trao đổi lưu chuyển tiền tệ. UAE hiện được xem là điểm đến an toàn và thu hút nhiều du khách nhất tại khu vực. Với chính sách khuyến khích và thu hút du khách và các nhà đầu tư trên khắp thế giới, UAE luôn mở cửa và sẵn sàng chào đón tất cả mọi người tới vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
v  Thủ đô Abu Dhabi
Abu Dhabi là thủ đô của UAE, cũng là tiểu vương quốc lớn nhất của đất nước này. Đây cũng là một trong số những thành phố hiện đại bậc nhất thế giới. Từ một thị trấn khiêm tốn với vài ngàn dân với các công trình nhỏ truyền thống giữa thập niên 1960, thành phố đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong mấy thập niên qua. Abu Dhabi và thủ đô cùng tên bao gồm sa mạc, bờ biển và những đô thị hiện đại nhưng vẫn giữ được nét văn hoá truyền thống. Abu Dhabi được xem là thủ đô văn hóa của khu vực..
Abu Dhabi là một trung tâm tài chính, giao thông vận tải của khu vực giàu dầu mỏ. Với dân số chỉ khoảng 420.000 người và trung bình một người có tài sản ít nhất khoảng 17 triệu USD, Abu Dhabi còn được CNN gọi là thành phố giàu nhất thế giới. Thành phố Abu Dhabi được xây dựng trên một hòn đảo gần đất liền và có một cảng nước sâu nhân tạo quan trọng có tên gọi là Zayed. Thành phố cũng có một sân bay quốc tế. Về lĩnh vực tài chính Abu Dhabi mạnh hơn Dubai vì có nhiều dầu hỏa. Abu Dhabi là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, ước tính chiếm hơn 9% số dầu dự trữ thế giới.
Tại Abu Dhabi du khách có thể tham quan nhiều công trình hiện đại và tráng lệ bậc nhất thế giới như Abu Dhabi Mall (trung tâm thương mại lớn nhất thế giới), cũng như nhiều kiến trúc cổ của văn hóa hồi giáo. Abu Dhabi có những kiến trúc văn hóa thật là tuyệt vời, siêu đẳng được đánh giá như những kỳ quan, tạo cho tiểu vương quốc này có những nét ấn tượng  riêng, nổi trội hẳn so với các nước trong vùng Vịnh Arab. Đó là những kiến trúc văn hóa gồm có văn hóa Hồi giáo xen lẫn nét kiến trúc hiện đại của nhân loại. 
Abu Dhabi còn là nơi cư ngụ của các hoàng gia Emirates. Thủ đô xinh đẹp của UAE này cũng là nơi nhiều ngôi sao, nguyên thủ quốc gia các nước tìm đến nghỉ ngơi, thư giãn. Michael Jackson, Justin Timberlake, Will Smith hay Sir Elton John... đều đã ghé thăm Abu Dhabi - Paris của phương Đông và họ đều hài lòng với cảnh quan, công trình kiến trúc tại đây.
Văn hoá Ả Rập
Văn hóa Arap - Hồi giáo được sử dụng, như một khái niệm, phần nào mang tính ước lệ, với nội hàm. Đó là nền văn hóa bằng tiếng Arap của người Arap và các dân tộc theo đạo Hồi. Về mặt lịch đại, nền văn hóa này được hình thành và nở rộ dưới các triều đại vương quốc Hồi giáo Khalifat ở giai đoạn từ thế kỷ VII-XII. Việc hình thành của nền văn hóa này là quá trình tạo dựng, tác động qua lại, giao thoa, tiếp nhận và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa của người Arap và của các dân tộc bị chinh phục, gia nhập vương quốc Hồi giáo Khalifat ở Trung cận Đông, Trung Á, Bắc Phi và một phần Tây Nam Âu.
Trên lãnh thổ bán đảo Arap trước khi Hồi giáo xuất hiện, tồn tại nền văn hóa của những cư dân Arap du mục và định cư canh nông, ở giai đoạn sơ kỳ của hình thái xã hội đã phân chia giai cấp. Đại diện của nền văn hóa này là những cư dân theo đa thần giáo. Từ khoảng thế kỷ thứ II đến IV, văn hóa Arap cổ đại chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa: Iêmen, Xiry-Hylạp, Do Thái và Iran cổ đại.
Khi đạo Hồi xuất hiện vào thế kỷ VII, sự thống nhất về nhà nước - chính trị do người Arap tạo dựng nên, công thêm sự thống nhất về tôn giáo, và ở trong phần lớn các vùng do người Arap chiếm đóng có cả sự thống nhất về ngôn ngữ, đã tạo điều kiện cho sự hình thành những hình thái chung của đời sống văn hóa của các dân tộc thuộc nhà nước Khalifat Hồi giáo này. Ở thời kỳ đầu, việc hình thành văn hóa Arap chủ yếu diễn ra như quá trình khám phá, đánh giá lại và phát triển sáng tạo những thành tựu có từ trước, trong những điều kiện tư tưởng, chính trị xã hội mới (đạo Hồi và nhà nước Khalifat) và tiếp thu những nền văn hóa của các dân tộc bị chinh phục (Hy lạp cổ đại, Hy-La, Aramei, Iran, Ấn Độ...). Bản thân người Arap cũng đóng góp vào đấy những hợp phần quan trọng: đạo Hồi, tiếng Arap và truyền thống thi ca cùng vốn văn chương truyền miệng (chủ yếu của người Arap du mục). Một phần đóng góp lớn vào văn hóa Arap thuộc về các dân tộc khác, mà, khi theo đạo Hồi, đã đồng hóa với những kẻ đi chinh phục, tiếp nhận ngôn ngữ của họ, “trở thành người Arap” và tham gia tích cực vào quá trình tạo dựng văn hóa Arap, làm phong phú thêm nền văn hóa này bằng những truyền thống do họ kế thừa được từ các dân tộc phương Đông và thế giới cổ đại.