Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Lễ hội Kate - văn hóa Chăm



Lễ hội Katé còn được gọi là Mbang Katé là một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Đây là một lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng. Tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần).
Theo báo Du Lịch Việt Nam, Kate: “như là ngày tết, là lễ hội thiêng liêng để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.” Trong báo Bình Thuận: “ nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, anh hùng dân tộc, các vị Vua (được người Cham tôn vinh làm thần), tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.”
Theo Sakaya ThS Trương Văn Món: “Đây là lễ hội của người Chăm nhằm tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rôme (vua)… Và tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người.” Quê hương online cho rằng: “ Kate là tết Cham nhằm tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn thần linh”. Theo TS Phan Quốc Anh, đây là lễ trọng như ngày tết nguyên đán, cúng tế thần- vua, cầu cúng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ độ trì, chúc tụng nhau may mắn, phát đạt.
Thường được tổ chức vào 1 tháng 7 theo lịch của đồng bào Chăm. Người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm. Mọi người nghỉ ngơi và tràn ngập niềm vui, đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau. Lễ hội được chia làm hai phần:
Lễ: Nghi thức hành lễ đón rước phục y, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần, đại lễ. Khi điệu múa thiêng kết thúc thì ngoài tháp Chăm bắt đầu mở hội. Các điệu múa, làn điệu dân ca cộng hưởng với trống Gi Năng, trống paranưng và kèn Saranai làm vui nhộn cả một vùng. Được kết thúc vào chiều tối ngày thứ 2 của lễ.
Hội: Lễ hội Katé được tổ chức theo quy mô nhỏ tiến hành ở từng làng, một ngày sau đó là lễ hội từng gia đình một. Các thành viên từng gia đình cùng quần tụ đông đủ, có một người chủ tế. Thường được lựa chọn là người chủ hộ, lớn tuổi, hay trưởng dòng họ trong dòng tộc. Cầu mong cho gia đình được tổ tiên thần linh phù hộ, con cháu làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn. Mọi thành viên trong gia đình đây là cơ hội để mọi người gần gũi, gắn bó, đoàn kết, thương yêu nhau hơn trong cuộc sống, là dịp để vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài.
Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm, được tổ chức mỗi năm một lần, để tưởng nhớ các vị thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme và dâng lễ cúng tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận nắng hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, gia đình bình an. Nghi lễ tôn nghiêm gắn liền với hoạt động văn nghệ dân gian sôi nổi tạo thành nét văn hóa độc đáo của lễ hội:  biểu diễn trống Ginăng, kèn Saranai, các điệu múa truyền thống.
Thời gian tổ chức  lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày vào tháng 7 lịch Chăm, tức là khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch hàng năm.
- Ngày đầu tiên: Diễn ra lễ rước y trang của nữ thần xứ sở Po Ina Nagar tại đền Po Ina Nagar ở thôn Hữu Đức.
- Ngày thứ hai:  lễ hội Katê diễn ra chính thức tại tháp Po Klong Garai (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), Tháp Po Rome ở thôn Hậu Sanh và đền Po Ina Nagar ở thôn Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
- Ngày thứ ba: lễ hội diễn ra tại các làng Chăm.


Lễ đón rước y phục của nữ thần Pô Ina Nagar ở thôn Hữu Đức (ngày thứ nhất)
Tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm 12km về hướng Tây Nam, lễ đón rước y phục của Nữ thần Pô Ina Nagar - Thần mẹ xứ sở, thủy tổ của người Chăm gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết.
Tại ngôi đền thờ Pô Ina Nagar trong làng (xây dựng lại vào năm 1942) sẽ diễn ra cuộc đón rước, trao y trang của Nữ thần và giao lưu văn hóa giữa người Chăm và người Raglai.

Lễ dâng y trang và thực hiện nghi thức tắm, mặc y trang cho vua (ngày thứ hai)
Địa điểm: tháp Po Klong Garai, tháp Po Rome, đền Po Ina Nagar.
Thực hiện nghi thức hành lễ như lễ đón rước y phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và đại lễ. Vị cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần (tượng thần bằng đá dưới hình thể linga hình mặt người). Lễ mặc y trang cho vua diễn ra ngay sau đó nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi. Nghi lễ tắm và mặc y trang cho nhà vua diễn ra thành kính đầy tính tâm linh. Khi điệu múa thiêng trong tháp vừa kết thúc thì ở ngoài tháp bắt đầu mở hội với những điệu trống Ginăng và kèn Saranai cùng vang lên hoà với các điệu múa và làn điệu dân ca Chăm.

Lễ hội Katê diễn ra tại các làng và gia đình (ngày thứ ba)
Địa điểm: tại các làng của người Chăm.
Lễ Katê ở làng là dịp tụ họp các vị bô lão, chức sắc, trí thức, nhân hào nhân sĩ Chăm. Tất cả người dự lễ đều cầu nguyện với thần làng phù hộ độ trì cho dân làng sức khoẻ bình an, được mùa màng, thịnh vượng. Buổi chiều họp mặt với Katê gia đình. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Katê ở làng phần lễ rất đơn giản, còn phần hội đóng vai trò quan trọng. Ở làng Chăm phần hội diễn ra các trò chơi như thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ...
 
Lễ hội Katê là dịp nhắc nhở, thắc chặt mối quan hệ anh em keo sơn giữa người Chăm và người Raglai nên lễ hội không thể thiếu điệu múa truyền thống với âm hưởng rừng núi của cồng chiêng, kèn bầu do những nghệ sĩ Raglai biểu diễn. Những cụ già người Chăm kể lại: Ngày trước, lễ hội Katê có thể kéo dài đến nửa tháng, nhưng ngày nay đã được rút xuống chỉ còn ba ngày. Lễ hội Katê được tổ chức trong 3 ngày và có thể kéo dài thời gian vui hội hơn để bà con người Chăm vui chơi giải trí và cầu cho một năm mùa màng tốt tươi. Có thể nói lễ hội Katê chính là dịp cho người Chăm giới thiệu sắc thái văn hóa của dân tộc mình, đem đến cho người dự hội những vẻ đẹp của Tháp Chăm cổ kính, những sản phẩm của nghề trồng lúa và đi biển thông qua lễ vật dâng cúng, bên cạnh đó trình diễn trước công chúng một nền ca - múa - nhạc dân gian giàu bản sắc riêng. Suốt những ngày này, người Chăm trong khu vực tiếp tục nô nức đổ về các đền tháp để chiêm bái, dâng lễ vật, minh chứng cho sức mạnh về niềm tin tín ngưỡng và bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm

Nguồn gốc tên gọi
Theo từ điển E. Aymonier – A. Cabaton, Kate là danh từ có nguồn gốc từ Katik của Hindu giáo và có thể xuất phát từ Kattika của Phạn ngữ có nghĩa là lễ cúng vào tháng 7 của lích Chăm.

Cơ sở hình thành
Từ thế kỉ 2 đến thế kỉ 15 SCN là thời kì vàng son của Ấn giáo ở vương quốc Champa. Thường xây dựng các đền tháp thời thần Siva, rahma, Visnu và cúng lễ hàng năm. Thông qua các tư liệu bia đá, vua chúa Champa luôn cúng đền tháp sau những lần vua đăng quang, thắng trận hay được mùa. Từ đó chứng minh Champa có truyền thống cũng tế đền tháp từ xa xưa.
Sau thế kỉ 15, Hồi giáo bắt đầu phát triển mạnh ở vùng phía nam Champa – vùng Panduranga và vương quốc Champa xác lập một nền văn hóa mới ở phía nuam – nền văn minh Champa – Panduranga, lưu giữ một ít tàn dư của Ấn giáo, Hồi gióa và kết hợp với tín ngưỡng địa phương. Một số tài liệu cho thấy lễ hội Kate cũng là sản phẩm của nền văn minh này. Biểu hiện rất rõ trong nội dung của lễ Kate và văn bản chữ Chăm.
Yếu tố Ấn giáo như đền tháp, tượng thờ, tầng lớp tu sĩ và lời văn cúng tế thần Siva của Chăm Ahier. Yếu tố Hồi giáo như tượng thờ thần Po Klaong Garai và Po Rome có đội một loại mũ hình ống, như loại mũ Fez của người theo Hồi giáo. Ngoài ra trong lễ hội còn thờ cũng một số thần linh của người miền núi Champa, như thờ tổ tiên – Muk Kei, vị thần đất – Po Bhum, thần lúa – Yang Sri, thần trời – Po Lingik…

Tín đồ chính
Hiện nay vấn đề xem lễ hội Kate dành cho bộ phận tộc Chăm nào đang được xem xét kĩ lưỡng, tuy nhiên xu thế chung là coi lễ hội chung của toàn tộc người Chăm.
Trong đó, giữa Chăm Ahier và Chăm Awal dù là hai bộ phân tín đồ khác nhau nhưng vì chung mục đích hòa hợp dân tộc nên họ không tách rồi mà bị ràng buộc lần nhau. Ahier đại diện cho nam phụ trách chính trong việc tổ chức lễ cũng Kate ở đền tháp. Và Chăm Awal đại diện cho nữ phụ trách tổ chức lễ cúng chính Ramawan ở thánh đường. Bên cạnh người Chăm Ahier và Chăm Awal còn có người Raglai đóng vai tròn quan trọng trong lễ hội. Hầu hết các trang phục, đồ cúng lễ của vua chúa Champa ở đền tháp đều do người Raglai giữ.

Năm 2000 và 2004, Lễ hội Kate tại Ninh Thuận co sự tham gia của tất cả các địa phương có người Cham cư trú, có cả Cham Islam Nam Bộ. Gần đây cộng đồng Cham Bani Bình Thuận đã lên làm lễ Katê năm 2009 tại Bimong Po Sah Inư, theo nhiều nguồn tin, báo Binh Thuận, Xalo tin tức và Doanh Nhân Sài Gòn.
Đáng chú ý là hoàng bào của Vua từ các đền tháp ở Ninh Thuận và Bình Thuận đều được người Raglai, gia đình Ja Angui, đồng loạt cất giử: ngày cuối tháng 6 (Cham lịch) tất cả các đền tháp đều cử người làm lễ rước hoàng bào từ nhà Ja Angui đến Danauk để ngày Kate đón lên các đền tháp làm lễ. Nghi lễ này hiện nay còn thực hiện tại tháp Po Klaung Garai, Po Rame, Po Sah Inư, Đền Po Inư Nưgar, Đền Po Binthor, Po Dam, Po Klaung Mưnai, nhà thờ hoàng tộc Cham tại Bình Thuận.

Lễ hội Kate người Chăm gồm các bước lễ cơ bản sau: lễ đón rước trang phục, lễ mở của tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc trang phục cho thần, đại lễ và hội, được coi là những phần bắt buộc trong lễ hội. Tuy nhiên ngày nay qui trình này đã có những biến đổi.
-         Sau lễ đón trang phục là lễ mở cửa tháp. Thầy Kadhar hát lễ, thầy Camnei và bà Bậu đốt hương trầm tẩy uế đền tháp và xin thần Po Ginuer Mantri để mở cửa đá của tháp. Mà ngày nay thay cửa đá bằng cửa gỗ. Và ngày trước, cửa tháp không được mở thường xuyên do tính chất linh thiêng, ngày nay được mở cửa rộng rãi cho khách du lịch, phần nào làm giảm tính linh thiêng của ngôi đền tháp.
-         Nghi lễ tắm tượng thần do ông Camnei cử hành. Ngày trước vị này là một tu sĩ Chăm theo chế độ cha truyền con nối được cộng đồng cho hưởng lợi về ruộng đất, và phải kiêng cử nhiều việc để chú tâm và việc coi đền. Ngày nay thay bằng các nhân viên Bảo tàng, các Camnei phải tự kiếm kế sinh nhai, cũng như ít kiêng cử. Đây được coi là việc gây ô uế đối với thần linh.
-         Những vị thần linh được đặt trong đền tháp là những bức tượng đá cổ và linh thiêng theo quan niệm của người dân. Ngày nay đã thay bằng những bức tượng giả do bị đánh cắp hoặc thay thế. Cũng tương tự cho trang phục của tượng vua Po Rome không còn đeo những trang sức lộng lẫy như xưa cũng với lý do trên.
-         Vật cũng tế ngày nay cũng thay đồi, thay cho những mâm bằng gỗ quí, mâm đồng, chén bạc, áo quần ngũ sắc … Đây là hệ quả kéo theo của việc các tu sĩ Chăm không còn được hưởng hoa lợi từ cộng đồng.  
-         Trang phục của người tham dự lễ hội đã không còn bắt buộc nhất định mặc trang phục truyền thống Chăm khi dự lễ. Điều này tạo nên những cảnh quan thiếu hẳn tính uy nghi bề thế và tâm linh cho lễ hội.

Vấn đề về tính chất của lễ hội
Theo PGS-TS Po Dharma trang 18, Harak CPK 41: “Trong hệ thống tín ngưỡng người Chăm, cũng như tín ngưỡng của nhiều dân tộc chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo trong khu vực Đông Nam Á, dân tộc Chăm Ahier và Awal chỉ có lễ tục (culte, cérémonie) chứ không bao giờ có lễ hội (fête, festival)”. Ông ta nhìn thấy Kate chỉ là lễ tục Ahier thờ thần Shiva và Bhargavati.
Trên lý thuyết và thực tiển trong sinh hoạt tâm linh của người Ahier không có tên Shiva và Bhargavati, như GS-TS Trần Ngọc Thêm trong phần “Balamon và văn hóa Việt Nam” có đề cập: “đối với số đông người dân Chăm, thần Siva, tượng Linga,v.v.. chỉ là hình thức, còn ước vọng phồn thực và lòng sùng kính các nữ thần địa phương, các anh hùng dân tộc mới là nội dung.” Hơn thế nữa, ý nghĩa Kate hôm nay ít hoặc không liên quan đến Shiva, Brahma, Vishnu, hay Bhargavati thuộc văn minh Balamon. Vì
1/. Truyền thống thờ mẫu và văn hóa mẫu hệ không bị phai nhạt, dù trải qua thời kỳ đầu lập quốc Lâm Áp, ảnh hưởng Trung Hoa văn hóa trọng nam, (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) sau đó tiếp thu văn minh Ấn độ trong nhiều thế kỷ, cũng phụ hệ, đến thế kỷ thứ X, nhận thêm văn minh Hồi giáo là phụ hệ, trọng nam. Ngày nay người Cham vẫn nguyên vẹn tôn vinh Po Ana Nagar, là Nữ Thần Mẹ Xứ Sở, được người Việt tiếp thu và lưu giử truyền thống thờ mẫu, với những tên gọi khác như: Thiên Y Ana, Bà Chúa Sứ, Chuà Thiên Mụ, Muk Juk. Đất nước Chămpa lúc cực thịnh là một vương quốc giào có kháp nơi đền đài, dinh thự, vàng bặc châu báo và lễ hội múa hát quanh năm (theo Wikipedia và Đại Việt Sử Ký toàn thư). Một trong các lễ lớn đó chắc chắn là dấu vết của Kate, vì Kate chỉ có duy nhất ở Champa, có sẵn, không là yếu tố ngoại nhập (theo Huỳnh Ngọc Trảng). Phải Chăng đó là lễ hội Po Ana Nagara? Hoặc dể hiểu nhất là tại khởi nguồn Vương quốc Champa, chưa có vua, thì lời tụng của On Kadhar lúc bấy giờ chắc chắn chỉ có một Po Ana Nagar.
2/. Từ thế kỹ 15, Champa là quốc gia hồi gíao: Kể từ thời Po Kabrah (1448-1482/ 1460-1494) các vua ở Pangduranga đều theo Hồi Giáo Bàni, nhưng vẫn còn giử những nghi lễ truyền thống của hoàng gia. Khi đó nếu có Kate thờ Thần- Vua, liệu người Cham có còn chấp nhận Vua là thần Shiva nữa hay không Hay là Vua chính là thiên sứ của Allwah, vẫn mô hình Thần- là Vua trị vì vương quốc Champa?!! Trong triều đình Po Rame, đa số theo đạo Hồi giáo. Quyền lực trong tay nhưng yếu tố bản địa và tàn dư Balamon vẫn được tôn trọng trong các sinh hoạt tâm linh theo phương châm “hoà hợp hòa đồng tôn giáo”. Đó là sự tiếp tục tham dự của Ahier và “Gru urang” trong lễ lớn Kate của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên trong lời tụng ca công đức các ngài của On Kadhar có đề cập đến các thần Islam: Po Allwah, Po Li, Po Phuatimâh, Po Biruw, Po Hanim Pan, Nai Mâh Ghang Tang Nagar, v.v. (trong Po Dharma, HCK 41, T.17).
3/. Tháp Cham là của chung Champa, đền thờ Ahier là thang Banrach: Trong lời tụng ca của tất cả các On Kadhar hiện nay trong cung thỉnh, ca ngợi công đức các ngài, và cung tiển, vào dịp lễ Kate, không bao giờ thấy xuất hiện từ Shiva, Vishnu, Brahma, hay Bhargavati. Luôn có tên của các vị vua Champa, là của chung của mọi người Cham, không thể của riêng Ahier. Các tháp Chàm là những tượng đài, lăng tẩm tưởng niệm các vì vua không thể hiểu nhầm là nhà thờ Balamon hay Ahier. Nhà thờ Balamon, hay Ahier là Thang Banrach trụ trì bởi các Po Dhia (theo Mai Tường & Bá Đại Long).
Theo PGS-TS Po Dharma trong Harak CPK 41, trang 19: “..lễ tục Kate truyền thống, một khi đến xứ Hoa Kỳ, đã trở thành hai lễ hội và mang hai ý nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của từng hội đoàn.” ; “…biến lễ tục cổ truyền Kate sang mô hình hiện đại của ngày kỷ niệm bậc tiền nhân Champa cũng như sự dân chủ hóa lễ hội này thành ngày quốc lễ Champa… quyết định ngày quốc lễ và mô hình kỷ niệm anh hùng liệt sĩ Champa.”
Và ông ta tự mình trả lời:
“Nếu Kate tại Việt Nam hôm nay đã trở thành một ngày lễ rất trang nghiêm trong phần lễ tục và rất linh đình và nhộn nhịp qua phần lễ hội, là vì Kate được tổ chức trong biên giới cổ truyền của nó, từ ý nghĩa của lễ tục cho đến nội dung của lễ hội, không mang nội dung chính trị, không trang điểm màu sắc văn chương đấu tranh, không bài diễn văn và cũng không có lời cảm tưởng, cảm tạ, cám ơn, v.v. chỉ làm phiền hà quần chúng đang chờ xem lễ hội.”
Tháp Chăm là biểu tượng của Ấn giáo, nơi chỉ để thờ các thần linh thuộc tôn giáo này, cho nên khi nói người Chăm phi Bà-la-môn giáo không phải phụng tự tháp, thì KHÔNG có gì sai. Thế nhưng, khi nhìn sâu hơn vào tinh thần Chăm và văn hóa Chăm, thì hoàn toàn khác. Có mấy nguyên do:
- Các tháp ở khu vực văn hóa Amaravati và Vijaya có thể chỉ thờ thần Ấn giáo, ngược lại hầu hết các tháp vùng Kauthara (Nha Trang) và Pangdurangga (Ninh Thuận – Bình Thuận) đều thờ vua Champa: Tháp Bà ở Nha Trang thờ người sáng lập vương quốc Champa là Po Inư Nưgar; tháp Po Klaung Girai hay tháp Po Rome ở Ninh Thuận; tháp Po Dam và Tháp Po Xah Inư ở Bình Thuận cũng vậy. Là vua, là tướng tài, là ân nhân của cả dân tộc, chứ có phân biệt tôn giáo nào đâu.
- Từ Ấn giáo vào Champa (nhất là vùng Pangdurangga), ý nghĩa và chức năng của tháp đã hoàn toàn bị chuyển đổi: tháp đã là tháp Cham đặc trưng, tách biệt khỏi nguồn gốc Ấn Độ của nó; cũng như người Cham Bini dù từ Islam mà ra, nhưng Islam khi vào Champa đã bản địa hóa [dân tộc hóa] thành Cham Bini rất đặc trưng, hoàn toàn khác xa với nguồn gốc Islam nhập ngoại.
Do đó, người Cham Bini thờ phụng tháp thiêng là điều đương nhiên; và trong thực tế sinh hoạt tín ngưỡng, bà con Cham Bini vẫn thờ phụng tháp từ mấy trăm năm qua.

Ngoài nghĩa hẹp là lễ hội được tổ chức hằng năm ở đền tháp Chăm. Lễ hội mang một số ý nghĩa rộng hơn là lễ hội tưởng nhớ về tổ tiên, các vị thần linh, vua chúa và nhân vật có công với đất nước, cầu mong cho mưa thuận gió hòa cho toàn cư dân Champa làm nông nghiệp hay làm nghề biển. Nội dung này được ghi chép rõ ràng trong những lời bài hát của lễ hội.
Kate là một lễ hội có nguồn gốc bản địa mang bản sắc riêng của Champa, cụ thể là nền văn minh vùng Panduranga xuất hiện ở thế kier 15, về sau có ảnh hưởng của một số yếu tố của nền văn minh Ấn Độ và Hồi Giáo. Lễ Kate có thể bị gián đoạn dưới thời vua Minh Mạng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm đầu thập niên 60.
Dù cho lễ hội này thờ cúng cả một hệ thống thần linh của dân tộc Champa từ bộ phận Ahier cho đến Awal hay vùng miền núi, nhưng do trong quá trình lịch sử dẫn đến việc xáo trộn lịch sử hay địa bàn cư trú làm các bộ phận tộc người Champa xa cách và dị biệt trong thời gian dài, khiến họ thiếu đi sức mạnh đoàn kết nói chung, và người tham gia lễ hội nói riêng.
Thật ra lễ hội Kate và Ramwan đều quan trọng như nhau, là hai mặt không tách rồi, là hai yếu tố quan trọng cấu thành dân tộc Champa cũng như nền văn hóa Champa. Mất đi nửa nào trong hai phần, hay hai bộ phần Ahier hay Awal đều là sự thiếu hụt với văn hóa Champa.
Ngày nay cùng với sự phát triển về mọi mặt, nhu cầu về nhận thức tính đoàn kết dân tộc đang mạnh mẽ dần, thông qua cách hướng con người về nguồn cội. Lễ hội Kate không còn chỉ là một lễ hội đơn thuần mà trở thành một lễ hội lớn thu hút nhiều dân tộc khác nhau không chỉ người Chăm. Lễ hội Kate đã trờ thành niềm tự hào của người Chăm nói riêng và người Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Lễ hội Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt cộng đồng; nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính – nơi hội tụ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật của nền văn hóa Chăm mà còn gắn với những yếu tố khác của văn hóa như: đồ cúng tế, ẩm thực, y phục…Đặc biệt, đến với lễ hội Katê còn thể hiện một nền âm nhạc độc đáo, với những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước với  phong cách Champa nói chung và người Chăm nói riêng, độc đáo và hấp dẫn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      http://web.nenco.vn/vi/88.view.php?f=757&t=2547#sthash.UAmqN304.dpuf 
2.      http://www.nguoicham.com/blog/1672/quot-kat%C3%AA-l%E1%BB%85-h%E1%BB%99i-b%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%8Ba-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-champa-s%E1%BB%B1-ti%E1%BA%BFp-n%E1%BB%91i-c%E1%BB%A7a-v%C4%83n-minh-sa-hu/ 
3.      http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_Kat%C3%A9 
4.      http://www.phanrangninhthuan.com/lich-su/le-hoi-kate-dong-bao-cham.html 
5.      http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/le-hoi-kate-va-tuc-ruoc-xiem-y-cua-nguoi-cham-3096577.html 
6.      http://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh_Thu%E1%BA%ADn 
7.      http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C4%83m_Pa  
8. Sakaya - Văn hóa Chăm, Nghiên cứu và phê bình – NXB Phụ Nữ, 2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét