Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Văn hoá ứng xử bên trong Apple - end



Nguồn nhân lực

Apple cho rằng để có thương hiệu trong lòng người tiêu dùng thì trước hết phải đào tạo nguồn nhân lực của mình thật tốt.Với quan điểm coi nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh cũng như thế mạnh của mình, nguyên tắc tuyển dụng của Apple là lựa chọn những ứng viên tốt nhất vào vị trí phù hợp để có như vậy thì cần có một môi trường làm việc tốt và tạo điều kiện làm việc phù hợp.
Đối với Apple, mỗi nhân viên Apple là một mắt xích trong chuỗi zíc zắc và chỉ một người biết cách xâu chuỗi lại với nhau là CEO.
Apple Language Center luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá của mình. Chính vì vây, chính sách nhân sự tại đây được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lục với phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ trở thành thế mạnh của Apple Language Center. Mối quan hệ giữa Apple và cán bộ nhân viên là trung tâm của chính sách nhân lực, với mục tiêu cao nhất là sự phát triển của Apple Language Center luôn đồng hành với sự thỏa mãn về công việc và lợi ích của cán bộ nhân viên.
Với quan điểm coi nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh cũng như thế mạnh của mình, nguyên tắc tuyển dụng của Apple là lựa chọn những ứng viên tốt nhất vào vị trí phù hợp dựa trên phẩm chất, khả năng, thái độ, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên mà không phân biệt bằng cấp hay giới tính. Bên cạnh đó, Apple có yêu cầu cao về hiệu quả làm việc và khả năng chịu được áp lực công việc, đặc biệt là về thời gian.
Với phương châm: “Sống bằng lương, giàu bằng thưởng”, chính sách lương - thưởng của Apple được xây dựng mang tính cạnh tranh cao nhằm mục đích thu hút và khuyến khích ứng viên gia nhập và cống hiến lâu dài cho sự phát triển của Apple. Tiền lương tại Apple được trả theo nguyên tắc đảm bảo sự công bằng, hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực, hiệu suất, chất lượng công việc của mỗi nhân viên và tinh thần, thái độ thực thi chức trách, nhiệm vụ được phân công của họ. Ngoài tiền lương, khi làm việc tại Apple, nhân viên còn được hưởng rất nhiều các khoản tiền hỗ trợ chi phí xăng xe, điện thoại, ăn trưa... Trong các chế độ phụ cấp, Apple áp dụng chế độ Phụ cấp thâm niên để nhằm ghi nhận sự trung thành và gắn bó cống hiến lâu dài của nhân viên đối với công ty.
Trong đó, thời Steve Jobs yêu cầu có tinh thần trách nhiệm với sản phẩm và giữ bí mật được chú ý. Điều này dựa trên những tiêu chí về sản phẩm của Apple giúp tạo ra những sản phẩm hoàn mỹ, thành công. Đến ngày nay, Apple khi sang thời Tim Cook vẫn là một nơi bí ẩn so với các công ty khác. Một điều khác trong đặc điểm của Apple là niềm tự hào đối với công ty và niềm tin, đam mê tuyệt đối với sản phẩm, có thể thấy rõ từ thời Steve Jobs và ban lãnh đạo. 

Coi trọng nghiên cứu và phát triển (R&D)



Apple xem xét rằng R&D rất quan trọng cho hoạt động của công ty. Do đó, họ sẵn sàng tăng cường đầu tư vào R & D để giữ lợi thế cạnh tranh bền vững trong ngành. Theo Báo cáo thường niên của công ty trong năm 2004: "Để cạnh tranh, Công ty tin rằng đầu tư trong nghiên cứu và phát triển (R & D) là cần thiết để duy trì và mở rộng vị thế của mình trong thị trường mà nó cạnh tranh. Chi tiêu R & D của Công ty là tập trung vào việc cung cấp thông tin cập nhật kịp thời và tăng cường cho tuyến hiện có của máy tính cá nhân, màn hình, hệ điều hành, ứng dụng phần mềm và máy nghe nhạc cầm tay, phát triển khách hàng mới phong cách sống kỹ thuật số và các ứng dụng phần mềm chuyên nghiệp; và đầu tư vào lĩnh vực sản phẩm mới như rack máy chủ, hệ thống lưu trữ RAID, và các công nghệ không dây.

Văn hoá doanh nghiệp: văn hoá hải tặc

Được đề xướng bởi Steve Jobs “Sao phải gia nhập hải quân khi bạn có thể làm hải tặc”. Ông đã thành công trong việc hình thành những nhóm nhỏ với sự tương tác trực tiếp, hiệu quả và lâu dài thay cho bộ máy cồng kềnh phức tạp của các hình thức quản lý thông thường. Thông qua đó tôn vinh những tài năng độc đáo của nhóm và kêu gọi ý thức về một vai tì quan trọng trong việc tạo ra một thứ có tính cách mạng, mà mọi người đều được đối xử như nhau.  
Như vậy, Apple luôn chiến thắng vì bản thân công ty đã có một khởi đầu ấn tượng. Nhưng quan trọng hơn hết, Apple vẫn tiếp tục phát huy văn hóa doanh nghiệp của mình ngay cả khi đã trở thành một công ty lớn.
Apple đã thành công với tập thể kỹ sư yêu công ty, trọng lòng trung thành và theo đuổi niềm đam mê của mình với nhiều phương thức quản lý hiệu quả khác. Họ không có nhiều nhà quản lý. Hầu hết các nhóm dự án đều khá nhỏ. Các thành viên đều là các kỹ sư công nghệ.Hơn nữa, đa phần các nhà quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này đồng nghĩa rằng những con người giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác.
Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên. Chính là sự tôn trọng lẫn nhau cùng với những nhóm tập thể dự án nhỏ luôn kề vai sát cánh là một phần quan trọng làm nên thành công của Apple hôm nay. Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề khó chịu và sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp. Tại Apple, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn được chú trọng. “Bạn làm việc chăm chỉ nhưng Apple để bạn tận hưởng thời gian của mình theo cách riêng”.Từ các chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến những sự phóng khoáng trong các ngày nghỉ lễ hàng năm,
Tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục tiêu dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường đến một cách rất cá nhân. Tại Apple, các nhà quản lý không tin vào “cuộc chơi tính năng” với các sản phẩm của hãng. Và như thế, Apple tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi sản phẩm thay vì so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh để cố gắng nổi trội hơn họ ở cùng một mức độ nào đó.
Quan niệm này đã ăn sâu vào văn hóa Apple. Các nhân viên không tập trung vào những gì các đối thủ cạnh tranh đang làm mà họ chú trọng tới sự cách tân và cho ra đời các sản phẩm làm đảo lộn thế giới.
Sự nhiệt tình và hăng hái luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công. Các nhà quản lý Apple luôn tìm kiếm những nhân viên thực sự đam mê và yêu mến công ty, sản phẩm, phong cách và văn hóa của Apple.
Tài liệu tham khảo

Tài liệu nghiên cứu chiến lược phát triển Apple – 123.doc
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét