Khai
thác du lịch văn hoá ẩm thực Việt
Đa dạng hoá sản phẩm
du lịch như đã nói ở trên cần chú trọng vào nhiều điểm khác nhau. Để nói rõ hơn
việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch qua khai thác các giá
trị văn hoá đang là vấn đề cần thiết, tác giả xin thông qua việc khai thác các
giá trị từ văn hoá ẩm thực Việt Nam nói chung hay ẩm thực đường phố nói riêng
(tức ẩm thực bình dân).
Ẩm
thực Việt là một trong những điểm nổi bật trong cả nền văn hoá lẫn ngành du lịch.
Với văn hoá, ẩm thực được xem là một trong điểm trọng yếu, như ông bà ta có câu,
có thực mới vực được đạo cho thấy sự đánh giá cao tầm quan trọng của ẩm thực
trong đời sống. Ẩm thực Việt do chú trọng vào tính cân bằng, cũng như sự đa dạng
nên được xem như một trong những nền ẩm thực tốt cho sức khoẻ, nhận được đánh
giá cao và khuyến khích phát triển từ những nhà phê bình, những vị khách du lịch
bốn phương. Bên cạnh đó, ẩm thực cũng là một cách để thể hiện văn hoá, lối sống,
cách tư duy, suy nghĩ của một dân tộc, là một trong cách đơn giản và dễ gần nhất
trong việc giới thiệu văn hoá địa phương hay dân tộc nói chung. Nhờ vào hai đặc
tính đó, văn hoá ẩm thực có thể nói là một khía cạnh được du lịch chú ý đến một
cách nghiêm túc.
Một
người làm du lịch, khi khảo sát một địa điểm, tour du lịch mới có hai điểm chú
ý nhiều nhất chính là có gì để tìm hiểu và có món ăn nào đặc biệt. Như việc,
người phương Đông dùng đũa thay cho văn hoá dao nĩa ở phương Tây, nhưng vẫn có
sự khác biệt trong cách sử dụng ấy. Thái Lan sử dụng vừa đũa và sử dụng cả dao
nĩa trong một bữa ăn, với cách ăn lấy từ phần chung vào đĩa của mình bằng muỗng/
nĩa chung ; hoàn toàn khác với người Việt với lối sống linh hoạt chỉ sử dụng
đũa, một dầu để ăn và đầu khác để gắp thức ăn từ phần chung. Hay tại Việt Nam,
các món ăn trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông đều có sự thay đổi khôn
lường. Cũng món chả giò mà từ tên gọi, cách chế biến cho đến cách ăn là những sự
khác biệt vô cùng tinh tế. Tất cả những điều đó chính là tiềm năng phát triển,
là chỗ dựa để du lịch hay văn hoá du lịch có những bước đi vững chắc. Từ đó, có
thể thấy tầm quan trọng của ẩm thực nói riêng và văn hoá ẩm thực nói chung đối
với du lịch.
Hơn
nữa, xu hướng hiện tại, du lịch ẩm thực đang là một xu hướng được chú ý gần
đây. Trên Youtube, đã có không ít các Vbloger chọn ẩm thực làm chủ đề cho mình,
thu hút được lượt khách đáng kể. Đó không chỉ là một cách hay để du lịch hay
tìm hiểu về một đất nước, một vùng đất mà thông qua đó, còn là sự chia sẻ đáng
trân trọng, nhờ vào toàn cầu hoá. Theo cá nhân tôi, hai chương trình du lịch ẩm
thực kiểu mẫu là chương trình Street Food Around the World (Ẩm thực đường phố
vòng quanh thế giới) do NAT GEO ADVENTURE thực hiện với gần 200.000 kết quả
trên Youtube và chương trình Những món ăn kì lạ của Andrew Zimmern. Mẫu thức
chung của hai chương trình là hành trình tìm hiểu và thưởng thức các món ăn những
nơi họ đi tới thông qua đó thể hiện văn hoá ăn uống của nơi đó. Tuy cùng một mẫu
thức nhưng đó là hai chương trình hoàn toàn khác nhau từ hình thức đến nội
dung. Với chương trình Ẩm thực đường phố, một người dẫn chương trình xuyên suốt
thủ đô các nước trong vòng 24 giờ để thưởng thức các món ăn đường phố/ ven đường
qua các buổi trong ngày, tập trung hơn vào cách chế biến và cách ăn. Trong khi
đó chương trình Món ăn kì lạ tập trung hơn vào văn hoá và đưa ra giải thích tại
sao, chọn cách tìm hiểu những món ăn kì lạ, khó ăn, khó làm và độc đáo tại nhiều
nước trong một thời gian dài hơn một ngày. Đặc điểm chung khác của hai chương
trình là thu hút được nhiều người xem mà vẫn truyền tải nội dung một cách phong
phú, đơn giản, và hiệu quả. Đó cũng là mong muốn đối với sản phẩm du lịch Việt.
Điều
đáng chú ý hơn, trong loạt chương trình Ẩm thực đường phố đã ghé thăm Hà Nội,
thủ đô của Việt Nam. Từ đó có thể thấy, văn hoá ẩm thực Việt thật sự có chỗ đứng
trên thế giới, sau đó nhìn nhận những tiềm năng sáng giá từ đây. Rút ra từ hai
chương trình, Việt Nam có rất rất nhiều món ăn đường phố với sự đa dạng trải
dài từ Bắc xuống Nam, hơn nữa với sự tồn tại của 54 tộc người anh em, có không
ít những món ăn vừa độc đáo vừa ngon miệng trải dài trên đất nước. Tiềm năng
sáng giá bên cạnh những giá trị được ghi nhận và lưu truyền, du lịch Việt còn rất
nhiều điềm chưa được khai thác đúng mực.
Mặt
khác, du lịch ẩm thực thật sự có tiềm năng và mang lại lợi nhuận nếu biết cách
khai thác. Như ẩm thực đường phố, tại ba địa điểm khác nhau, gồm có Vũng Tàu đại
diện cho khu du lịch nội địa, Hội An đại diện cho khu du lịch khách quốc tế và
Huế đại diện cho vùng giao giữa hai yếu tố, nếu so sánh từ số lượng khách du lịch
tại đây theo quan sát của cá nhân tác giả. Tại Vũng Tàu, các hàng quán rất đa dạng
từ hải sản cho đến thịt, từ quán cóc ven đường cho đến các hàng quán lớn, thậm
chí là sang trọng, chưa kể đến các quán ăn Nga, Đức, tuy nhiên chủ yếu là khách
nội địa trong khi đó khách quốc tế tập trung ở khu phố Tây hoặc quán ăn Tây cho
thấy sự thu hút hay quảng bá của các quán ăn ven đường, một trong những đặc
trưng Việt, chưa tiếp cận được khách quốc tế. Ở Hội An, khách nội địa chủ yếu
chỉ tập trung tham quan mà ít ở qua đêm khi so với khách nước ngoài chiếm đa số ;
hơn nữa các hàng quán ven đường rất nhiều với đa dạng quốc tịch từ phong cách
Việt, Pháp, Ấn … hình thức bắt bắt, rõ ràng, kể cả các xe/ gánh hàng cũng được
chú ý và yêu thích tại đây. Và tại Huế, tình trạng tương tự như ở Vũng Tàu
nhưng khách du lich ở đây hoà đồng hơn, tại các quán ven đường, đặc biệt là ven
sông Hương, cũng xuất hiện những vị khách Tây với vẻ thích thú nhưng bên cạnh
đó « khu » ẩm thực đường phố « thật sự » hầu như chỉ có người
Việt với tình trạng bề bộn, chưa được qui hoạch, tự phát và chưa sạch sẽ. Như vậy,
nếu biết cách chăm sóc, khai thác đúng cũng như xác định đối tượng khách hàng
tiềm năng, đây hoàn toàn là một phương hướng đúng đắn.
Tuy
nhiên, ẩm thực đường phố nói riêng và du lịch ẩm thực nói chung dựa vào hai đặc
tính khác biệt là văn hoá địa phương và nhu cầu của khách, đặc biệt là khách quốc
tế. Từng có một người bạn nước ngoài nói rằng ngại ăn uống ven đường tại Việt
Nam do sợ mắc bệnh tiêu hoá, trong khi một người dân bản địa lại ngại ăn uống,
ngại phục vụ có người nước ngoài do
không giỏi giao tiếp và khác biệt văn hoá. Có thể thấy để xây dựng những chuyến
du lịch ẩm thực mà vẫn đảm bảo được tính giá trị của văn hoá ẩm thực Việt còn
chặng đường dài cần nhiều nỗ lực.
Nhưng
du lịch ẩm thực tại Việt Nam không phải con đường hoàn toàn vô vọng. Hiện nay,
với sự năng động của giới trẻ, đã xuất
hiện những trang web mang mầm móng du lịch đáng tin cậy như Địa điểm ăn uống, Ẩm
thực 365.vn… với nội dung giới thiệu các món ăn từ ven đường cho đến hàng quán
đang thu hút được nhiều bạn trẻ trong nước. Với các bạn quốc tế, cũng xuất hiện
những trang chia sẻ thông tin du lịch, địa điểm ăn uống với nhau. Điều nên làm
là giới thiệu, liên kết những trang mạng trong và ngoài nước nhằm quáng bá thêm
thông tin về ẩm thực, từ đó phát triển nhiều nội dung chuyên sâu hơn về du lịch
ẩm thực. Ngoài ra, một ví dụ khác là đất nước Singapore đã thành công trong việc
giới thiệu nền ẩm thực đa dạng của mình. Không chỉ quy hoạch những khu ăn uống
để đảm bảo về chất lượng, mà trong thành phố ấy có nhiều khu ăn uống khác nhau
nằm rải rác nhằm thu được số lượng. Chưa kể đến ngày hội ẩm thực – Singapore
Food Festival được tổ chức vào tháng 7 từ năm 1994 với nhiều sự kiện lớn nhỏ
toàn quốc, nhằm mục tiêu « bạn không cần đi xa mà vẫn tìm được chúng,
không chỉ trong các khu vực lịch sử và thành thị, mà còn ở khắp mọi nẻo trên đảo
quốc này ».
Việt
Nam đang dần có những bước tiến theo kịp
thế giới trong du lịch ẩm thực. Trong đó, có thể kể đến chương trình Taste of
Vietnam - Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan, hay Yan Can Cook, nhằm giới thiệu
những món ăn đặc sắc trải dài từ đầu Bắc đất nước đến điểm Nam quê hương, từ miền
cao cho đền miền sông nước. Vào ngày 28/12/2012, Hiệp hội Du lịch TPHCM cùng
công ty TNHH Dịch vụ và Sản phẩm truyền thông Điền Quân (DQM) đã tổ chức buổi họp
báo tổng kết giai đoạn 1 thực hiện của chương trình. Đây là một dự án phim tài
liệu được phát sóng tại hệ thống truyền hình trong nước còn được phủ sóng trên
AFC - Asian Food Channel, phát sóng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu
Á (Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar,
Hong Kong) và PBS - hệ thống phát thanh truyền hình công cộng ở Bắc Mỹ.
Tiếp
nối thành công từ chương trình mùa đầu tiên Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan, Đài
truyền hình TPHCM phối hợp cùng công ty TNHH Điền Quân chính thức bắt tay vào
phần hai mang tên Khám phá Việt Nam cùng Robert Danhi, một giảng viên Học viên ẩm
thực Hoa kỳ, vào ngày 02/12/2013. Không dừng lại ở đó, trung tâm xúc tiến du lịch
TPHCM đã mở một cuộc thi làm phim ngắn với chủ đề ẩm thực đường phố Việt Nam,
phối hợp cùng trường Điện ảnh quốc tế Sài Gòn, kéo dài 2 tháng cuối năm 2013.
Tuy nhiên, ngoài loạt chương trình đầu tiên của Martin Yan, do có sự gắn bó với
người dân, những chuỗi chương trình này chưa thật sự nhận được sự thu hút đáng
có.
Tóm
lại, có thể thấy rằng mọi lĩnh vực đều có những hấp dẫn riêng biệt với những
giá trị ẩn giấu mà không hề khó tìm. Văn hoá và du lịch đang dần có mối quan hệ
càng sâu sắc hơn. Chính vì vậy, để có nền văn hoá du lịch phát triển bền vững
mang lại nhiều lợi ích thiết thực, sự đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch cần được hiểu và ứng dụng hơn nữa.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
Tài
liệu môn học Văn hoá du lịch – TS. Huỳnh Quốc Thắng.