Lịch
sử
Tranh lụa cũng chịu nhiều thăng trầm như mọi chất liệu hội
họa khác, vì có những ưu thế và những hạn chế nhất định trong việc thể hiện tâm
tư của người họa sĩ.
Thời thượng cổ, người ta muốn viết chữ lên một bề mặt nào đó
thành một văn bản thì chỉ có hai chất liệu phổ biến là tre và lụa, tiếng Hán
gọi là trúc (tre) và bạch (lụa), sau này khái niệm trúc bạch cũng có nghĩa là
lịch sử, như ghi tên vào tre lụa. Chữ và tranh cũng vốn cùng nguồn gốc, nên
phương tiện viết chữ cũng là phương tiện vẽ tranh.
Những bức tranh lụa đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào
thời Tam quốc, Lục triều khoảng thế kỷ 3 sau Công nguyên, tất nhiên tranh lụa
có thể được vẽ trước đó nhiều, nhưng lụa không phải là chất liệu bền theo thời
gian, nên khó lưu giữ. Muốn lưu giữ lâu dài tranh lụa, thì người ta vẽ trên tấm
lụa bằng các màu tự nhiên, nhưng không bồi, và cũng chỉ thi thoảng giở ra, nên
có thể giữ nó trong một nghìn năm. Một nghề sao chép tranh và chữ cổ hình
thành, cứ sau vài trăm năm, triều đình lại cho sao chép lại những bức họa và
sách cổ.
Cũng như người Trung Hoa, người Việt Nam thời cổ cũng vẽ trên
lụa và giấy. Nhưng thời phong kiến, hội họa không phát triển ở nước ta, nên
chúng ta chỉ còn lưu giữ được vài mươi bức tranh lụa vẽ chân dung thờ trong thế
kỷ 19, bức tranh cổ nhất được cho là chân dung Nguyễn Trãi thế kỷ 15.
Những
nghệ nhân đầu tiên đều không được đào tạo qua trường lớp nào cả, tất cả là sự
tiếp thu kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác, truyền nghề. Tuy vậy, tranh
lụa xưa để lại đến nay quá ít ỏi. Hiện nay, chúng ta chỉ còn các bức “Chơn
dung Nguyễn Trăi” (Bảo tàng Lịch sử) và “Chân dung Phùng Khắc Khoan”
(nhà thờ Trạng Bùng, Thạch Thất), với hai lối vẽ khác biệt nhau. Có thể nói mỗi
nơi, mỗi vùng miền, mỗi thời điểm lịch sử khác nhau lại có sự khác biệt nhau về
kiểu thức tạo hình, trong cách thể hiện tranh lụa.
Qua những bức tranh lụa cổ của nước
ta còn để lại đến nay các nhà nghiên cứu đă thấy có hai lối vẽ khác biệt nhau,
tiêu biểu là ở hai bức chân dung Nguyễn Trăi và chân dung Phùng Khắc Khoan. Bức
chân dung Nguyễn Trăi vẽ nét cách điệu, màu sắc tế nhị, có sự họa sắc điêu
luyện, nhiều đường cong có suy tính theo những công thức nhất định, màu vẽ
nhuyễn vào lụa, kĩ thuật từng trải mượt mà. Bức chân dung Phùng Khắc Khoan
phong cách vẽ khác hẳn. Tranh được vẽ trên khổ lụa rộng (khoảng 1,50m x 2,50m),
nét vẽ khỏe, tả thực, màu sắc mộc mạc, sắc mặt đen giống thần thái ông Trạng
Bùng theo như trong truyện xưa kể lại. Dùng màu thuốc cái, son, mực nho, điệp.
Chất lụa hiện ra thưa, thoải mái, không cố định hay phô trương lối vẽ. Phía sau
tranh có quét một lần sơn ta (giai đoạn sau) làm bức lụa giòn, gãy. Đó là phong
cách dân gian, gần gũi với lối vẽ của người thợ thủ công – nông dân ít có dịp
tiếp xúc với kỹ thuật bên ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng vẽ lụa xưa không chỉ
có một phong cách.
Nghệ
thuật vẽ tranh lụa chính thức được đánh dấu vào những năm 30 của thế kỷ XX. Năm
1925, trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương – do họa sĩ người pháp Victor Tardieu
làm hiệu trưởng – được thành lập tại Hà Nội. Các sinh viên học tập ở đây được
đào tạo theo nguyên tắc. Chương tŕnh học tập th́ì phải đúng như các trường Mĩ
thuật ở châu Âu, nhưng trong sáng tác thì họ lại được đặc cách hướng về các
chất liệu Á Đông.
Cũng
trong thời gian này, trên thị trường thế giới, tranh lụa đang thu hút được sự
quan tâm của phương Tây. Do vậy, Victor Tardieu quyết định mang một số bức
tranh lụa từ Trung Quốc về cho sinh viên của ḿnh nghiên cứu. Trong số những
sinh viên đó, có nhiều người đă biết kết hợp phương pháp nghiên cứu của châu Âu
để khai thác những vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Sự kết hợp giữa
tính dân tộc và tính hiện đại đă đem lại một sắc thái mới trong sáng tác và là
bước đầu của sự phát triển tranh lụa.
Thời
ḱì này, ở trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương chỉ có một số ít sinh viên
nghiên cứu về tranh lụa, tiêu biểu như: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tiến Chung,
Trần Phềnh, Nguyễn Nam Sơn, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Mai
trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ… với khuynh hướng thiên về những mảng màu đơn
giản, phối sắc trong mảnh hình, thường dùng màu nâu, đen, màu sáng là màu của
lụa.
Kết
quả bước đầu trong việc mở đường cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam của các sinh
viên trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương được khẳng định tại cuộc triển lăm
thuộc địa năm 1931, tranh lụa Việt Nam đă ra mắt công chúng châu Âu với những
tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh, Trần Phềnh, Nguyễn Nam Sơn, Tô Ngọc Vơn… Trong
đó, bức “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh được đánh giá “như một
tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và hiếm lạ, không giống một nước nào”.
Thành công này của Nguyễn Phan Chánh là minh chứng chứng tỏ rằng nghệ thuật vẽ
lụa có khả năng trở thành tiếng nói riêng của hội họa Việt Nam.
Sau
cách mạng tháng Tám 1945, những hoạ sĩ yêu nước đă rời thành phố đi vào cuộc
sống chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vào
cuối giai đoạn kháng chiến này, đă xuất hiện một số hoạ sĩ vẽ tranh lụa, mỗi
người một phong cách, diện mạo đă tạo ra sự phong phú đa dạng cho tranh lụa.
Sau
năm 1945, tranh lụa có sự thay đổi về đề tài, hoạ sĩ đă bắt đầu khai thách vẻ
đẹp của phụ nữ, nhưng những hoạt động rất nông, hời hợt, các mảng khác thì
không tham gia. Với các gương mặt như Phan Thông, Trọng Kiên…Có nhiều thay đổi
về mảng đề tài nhằm phản ánh rực rỡ, đậm nhạt cho mảng hình, sử dụng nét, mảng.
Khuynh hướng của thời kỳ này thiên về những mảng màu đơn giản, phối sắc trong
mảng hình, thường dùng màu đen nâu, ánh sáng là màu của lụa.
Năm
1955, trường Mỹ thuật mở tại Hà Nội và mở lớp trung cấp đầu tiên mang tên hoạ
sĩ Tô Ngọc Vân.
Năm
1957, khoá đại hoạ đầu tiên của trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam được tuyển
sinh với thời gian đào tạo 5 năm. Khi đó các chuyên khoa lụa được hình thành
đưa vào đào tạo cung cấp đội ngũ hoạ sĩ chuyên vẽ lụa làm cho tranh lụa phát
triển mạnh mẽ, rực rỡ và trở thành chủ chốt của chất liệu Việt Nam.
Trên
cơ sở những thành tựu đă đạt được bắt đầu từ những năm 30 cho đến nay, tranh
lụa Việt Nam được sáng tạo với tinh thần độc đáo của những người nghệ sĩ, biết
kết hợp một cách tinh tế tinh hoa của nghệ thuật phương Tây với phương Đông để
phô diễn tâm hồn dân tộc, văn hiến.
Kỹ
thuật vẽ tranh lụa
Lụa vẽ
“Nền
lụa” là cái gốc, là cơ sở cho sự ra đời của nghệ thuật vẽ tranh lụa. Có thể nói
rằng để có một bức tranh lụa đẹp thỡ khơu chọn lụa nền cũng phải rất cẩn thận
và yêu cầu sự tỉ mỉ, tinh tế bởi lụa là chất liệu khá “kĩ tớnh”.
Có
nhiều loại lụa vẽ, mỗi loại lụa do cách dệt thưa mau khác nhau hoặc sợi lụa to
nhỏ thay đổi tạo ra các thớ lụa khác nhau: mịn màng óng ả hay thô khỏe. Tùy vào
từng loại lụa mà khi vẽ cho những hiệu quả không giống nhau. Nắm vững tính chất
của từng loại lụa giúp các họa sĩ có thể xử lý linh hoạt và đạt hiệu quả cao
nhất trong tác phẩm của mình.
Lụa vẽ thường là lụa tơ tằm, không lỗi,
mịn hoặc hơi thô, dệt thủ công hay dệt bằng máy. Gần đây, do yêu cầu của ngành mỹ thuật, các nhà máy dệt đã sản xuất loại lụa chuyên dùng để vẽ
tranh, mỏng và hơi thưa, nhìn rõ thớ lụa.
Lụa
tơ tằm là loại lụa thấm màu rất tốt, dễ sử dụng hơn là lụa trộn tơ nhân tạo.
Lụa tơ tằm thớ mịn hoặc hơi thô, có thể dệt thủ công hoặc dệt bằng máy. Vào
thời kỳ đầu khi tranh lụa mới ra đời, các họa sĩ dùng lụa nền là thứ lụa Vân
Nam, thớ lụa dày xớt, khú vẽ nét mà lại dễ bị loang màu.
Hiện
nay, lụa phục vụ cho việc vẽ tranh có làng Vạn Phúc (Hà Tây) dệt lụa cải hoa và
vùng Duy Tiên (Hà Nam) dệt lụa trơn. Dệt lụa tơ tằm dùng để vẽ tranh lụa cho
các họa sĩ ở thủ đô Hà Nội và một vài nơi khác chủ yếu là dơn vựng Duy Tiên (Hà
Nam) với hai làng Nhai Xá và Quan Phố. Nhân dân ở hai làng này vẫn vảo tồn việc
dệt lụa vẽ từ khi các họa sĩ vẽ tranh lụa vốn quê gốc ở vùng này t́m đến đặt
hàng. Những năm gần đây, do yêu cầu của ngành mĩ thuật, các nhà máy dệt đă sản
xuất loại lụa chuyên dùng để vẽ tranh, mỏng và hơi thưa, nhẵn từ thớ lụa.
Màu vẽ
Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Màu nước có nhiều loại, có cả loại đóng
trong ống thiếc nhỏ, có loại đóng thành viên tṛn hoặc vuông đựng trong những
khay nhỏ. Sau này, người ta còn
dùng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu...
Bảng pha màu
Để
pha màu, có thể dùng loại bảng làm bằng nhựa trắng có những ụ trũn lơm sâu để
chứa màu được pha, hoặc có những hộp màu nước bằng sắt sơn trắng hoặc hộp nhựa.
Với những mảng màu lớn có thể dựng bỏt, chộn hoặc đĩa sứ để pha màu.
Bút vẽ
Bút
vẽ có nhiều loại. Tùy theo thói quen, họa sĩ có thể dựng cỏc loại bút khác nhau
và tận dụng mọi khả năng của chúng. Loại bút tròn, bút lông dài và nhọn đầu
thường là loại lông mềm chứa lượng màu nước nhiều hơn loại bút lông dẹt. Loại
bút lông tròn thường dùng để vẽ nét và có thể vẽ cả những mảng màu. Họa sĩ cũng
có thể sử dụng bút vẽ sơn dầu hoặc bột màu, thậm chí cả những bút mềm lông để
cọ những đoạn nhỏ cần sửa chữa làm cho mềm đi.
Khung căng lụa
Do
kĩ thuật vẽ tranh lụa của Việt Nam là “nhuộm lụa”, nghĩa là lụa vẽ xong một lớp
màu rồi lại đem ra rửa nước làm cho cặn màu trôi đi, rồi lại tiếp tục vẽ, lại
rửa lụa và vẽ tiếp cho tới khi đạt đọ như ư. Do đó, nhất thiết phải dùng khung
để căng lụa trước khi vẽ.
Khung
căng lụa không cần quá dầy v́ lụa mỏng manh không cần căng mạnh. Gỗ làm khung
căng lụa cần hơi mềm để có thể cắm đinh vào dễ dàng. Mặt gỗ của khung phía giáp
với mặt lụa cần bào nghiờng vỏt đi 45 độ để tránh khi lụa gặp nước, chùng xuống
không bị dính vào mặt khung quá nhiều. Căng lụa lên khung có thể dùng hồ dớnh
dỏn lụa vào thành khung hoặc dùng đinh dệp.
Các kỹ thuật khi vẽ tranh
-
Thời cổ
Lối vẽ cổ là lối vẽ tượng trưng, không cốt mô tả sự vật theo
mắt thường nhìn thấy. Kỹ thuật vẽ lụa cổ truyền là vẽ bằng màu tự nhiên. Người
ta không rửa và chuốt mặt lụa quá nhiều, chủ yếu vẽ một lần được ngay, hoặc vờn
ngay trên bề mặt. Còn vẽ bằng màu nước, thực chất là một kỹ thuật nhuộm lụa,
màu thuốc nước ngấm vào trong thớ lụa, trở thành sợi nhuộm màu, chứ không ở
trên bề mặt, và vẽ bằng kỹ thuật này người ta phải vẽ ẩm và rửa nước nhiều lần.
Tính lung linh huyền ảo và các sắc độ trở nên tinh tế hơn vẽ khô. Tuy nhiên vẽ ẩm,
các màu khác nhau cùng hòa tan trên mặt lụa, tạo ra một màu xám đen, dễ làm tấm
lụa tối lại, về thực chất các tranh lụa hiện đại vẽ theo kỹ thuật ẩm càng để
lâu càng xám lại. Một vấn đề nữa, các tranh lụa có bồi giấy, sau nhiều năm, chất
hồ bị hủy, hủy theo cả giấy và lụa ở trên dưới, rất khó lưu trữ bảo quản.
-
Hiện
đại
Lối vẽ thời hiện đại mang tính hiện thực áp vào tranh lụa, cố
gắng miêu tả không gian ba chiều, sương khói, hơi nước, cảnh vật êm êm nhiều
sắc độ, nên tranh lụa hiện đại có chất thơ nhất định, và các họa sĩ cố thường
tránh vẽ những màu tương phản mạnh, rất ít tranh lụa hiện đại dùng các màu
xanh, trong khi tranh cổ lại dùng màu xanh nhiều.
Điểm
đặc biệt nhất của tranh lụa Việt Nam giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và vẽ tranh
lụa hiện đại ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong
khi quá tŕnh vẽ tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộn đi nhuộm lại màu lên mặt
lụa, lụa được căng lên khung gỗ và trong quá trình vẽ người hoạ sĩ có thể rửa
lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp lên cho đến khi như ý.
Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung.
Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ
này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc
thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua để chống mốc.
Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong
trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ tranh lụa thường xây dựng
phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa. Nhiều người
sử dụng cách can
hình từ bản can giấy lên
lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách
thoải mái.
Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt
đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ
lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng
là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải rửa nhẹ cho sạch những
chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa.
Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào
với nhau không còn ranh giới tách bạch, tạo ra một hiệu quả mềm mại, mờ ảo,
người ta vẽ khi mặt lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét nữa.
Có thể sử dụng bột điệp và bạc thêm vào
tranh lụa (dán ở mặt sau).
Tranh lụa vẽ xong thường được bồi lên
một lớp giấy, sau khi khô hoàn toàn, họa sĩ có thể rạch phần tranh ra khỏi
khung lụa để đưa vào khung. Tranh lụa tăng hiệu quả thẩm mỹ nhiều khi với khung
kính.
Một
bức tranh lụa đẹp, ngoài sắc màu ra, phải thể hiện được sự óng ả của thớ lụa
(chất lụa- kỹ thuật vẽ), còn gọi là tuyết lụa. Nếu vẽ bị rửa nhiều nước thì độ
mướt của chất lụa sẽ giảm, chà nhiều tơ lụa sẽ bị xù lông hoặc mặt lụa bị xù
hoặc mặt lụa bị lì, lụa không có độ bám của màu nữa, lúc đó người vẽ phải thay
lụa mới. Hoạ sĩ Việt Nam vẽ lụa hầu như dùng cọ để đánh màu cho tan đều để
chuyển độ trung gian, nét và mảng được quyện vào nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét