“Như nhận định trong Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI thì đến nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn. Chính vì vậy mà đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
Dưới sự lan toả của toàn cầu hoá hiện
nay, mọi lĩnh vực của xã hội đều bị tác động theo những chiều hướng khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung, những tác động này đều theo chiều hướng tích cực, làm
cho thế giới phẳng và gần nhau hơn.
Trong lĩnh vực giáo dục, nhờ có sự hỗ
trợ về công nghệ thông tin, giáo dục các nước đang có sự phát triển không ngừng,
là nền tảng cho sự phát triển của tri thức nhân loại.
“Tri thức mới được tạo ra với cấp số nhân, được phổ biến nhanh và rộng đến mức không hình dung được lại có thể lưu giữ những khối lượng khổng lồ bằng những phương tiện vô cùng gọn nhẹ và việc tìm kiếm, sử dụng dễ dàng đến mức trẻ con cũng có thể làm được và thậm chí còn thao tác nhanh hơn người lớn… Trong bối cảnh ấy kiến thức chuyên môn cụ thể rất nhanh lạc hậu, cái mới luôn có cái mới hơn thay thế trong một thời gian ngắn. Đã xuất hiện và trở nên rất phổ biến các lớp học điện tử, thư viện điện tử, các chương trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến…Cho đến hôm nay việc tìm kiếm thông tin, kiến thức và giao lưu qua mạng đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với việc đọc sách, báo giấy trước đây. ”
Nhờ vào đó mà, việc giáo dục và đào tạo
trở nên dễ dàng, dễ tiếp cận, không chỉ việc đa dạng hoá cách tiếp cận trên
phương pháp học tập như học tại trường hay tại nhà, học trực tuyến… mà còn trên
phương pháp giảng dạy. Càng ngày càng có nhiều trường từ tiểu học cho đến đại học
không ngừng cải tiến cơ sở vật chất để đảm bảo khả năng tiếp cận cái mới,
phương pháp học mở, cũng như nguồn thông tin cho học sinh, sinh viên của mình.
Một ví dụ về sự rộng mở thông tin có ảnh hưởng tích cực đến công tác giáo dục
đào tạo là việc các lớp chuyên tiếng Anh hiện nay ở các trường cấp 2, 3 đang
theo học chương trình, sách nước ngoài như Let’s go, Ielts … với nội dung và
hình thức không khác gì ở Mỹ hay Châu Âu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nước,
các khu vực đều có thể tiếp cận với nguồn giá trị to lớn này. Sự phát triển của
toàn cầu hoá, bên cạnh là sự xuất hiện của ngôn ngữ chung toàn cầu, tiếng Anh,
đòi hỏi người ta phải phấn đấu không ngừng cho việc trao dồi kĩ năng, kiến thức
của mình. Nhưng đây lại là một thách thức lớn cho những quốc gia còn hạn hẹp
trong vấn đề kinh phí, cơ sở đào tạo. Chưa nói đến, các quốc gia, như các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang trong thời kì quá độ, đã phải “thử”
nhiều cách khác nhau để hoà nhập cùng thế giới, kéo theo sự hy sinh của các lớp
học sinh, sinh viên. Cũng như việc, nguồn cung cấp thông tin ở các quốc gia kiểu
này, chưa thật sự được chú trọng, dẫn đến việc nguồn thông tin chưa chính thống
xuất hiện quá nhiều, tràn lan, thiếu chọn lọc, thiếu giá trị, gây ra sự nhiễu
loạn về kiến thức toàn cầu. Hoặc như còn thái độ dè dặt với các tài liệu tri thức
nước ngoài của các nhà quản lý đào tạo. Một quan điểm về sự tiêu cực trong tác
động của toàn cầu hoá với giáo dục thêm là sự đa dạng của công nghệ thông tin,
dẫn đến sự đa dạng của công nghê giải trí, khiến cho người học mất tập trung,
thậm chí là bị sa đà vào chúng.
Tri thức, đặc biệt là giáo dục, đang
ngày càng xoá bỏ đi biên giới của chính mình, tạo thành một hệ thống với bản chất
chứa đựng “thuộc tính không biên giới”. Một
trong những điểm tích cực của việc mất đi tính biên giới của giáo dục nhờ vào
toàn cầu hoá là việc đi du học. Những học thảo giới thiệu về đi du học xuất hiện
với tần suất ngày càng nhiều tại các thành phố lớn của Việt Nam là một trong những
minh chứng rõ nhất cho việc này. Toàn cầu hoá làm cho thế giới phẳng hơn,
phương tiên đi lại, ngôn ngữ chung là những yếu tố đẩy mạnh sự giao lưu, đặc biệt
là giao lưu học tập, cho mọi người. Không chỉ đi du học tới các nước phát triển
hơn, mà thậm chí du học tới những nước ngang bằng hoặc thấp hơn để học hỏi. Khả
năng nắm bắt thông tin ngày càng tốt lên, càng nhiều trường đại học thành lập
các trung tâm và biến đổi khí hậu, trung tâm quan hệ quốc tế, nhằm mục đích
nghiên cứu và đẩy mạnh sự giao lưu tri thức giữa các nước, góp phần làm phong
phú hơn ntri thức nhân loại.
Tuy nhiên, việc du học ồ ạt, ví dụ như
Việt Nam, cũng đang lộ ra những điểm tiêu cực của mình. Đầu tiên có thể kể đến
sự chảy máu chất xám tới các quốc gia mạnh hơn. Không ít các trường hợp học
sinh được cấp học bổng, được các doanh nghiệp nước ngoài “mua lại”, mà chúng ta
không thể làm gì được. Có những số liệu cho thấy 70% học sinh du học (kể cả học
bổng hay tự túc) không quay về Việt Nam.
“Theo Tiến sĩ McNamara, để ngăn chặn bất kì hình thức chảy máu chất xám nào ở Việt Nam, phía Hoa Kì đã đưa ra luật J-Visa yêu cầu sinh viên quay trở về nước để làm việc. Bà cho biết thêm: “Luật J-Visa yêu cầu sinh viên quay trở về đất nước hai năm sau khi tốt nghiệp. Họ không được quay trở lại Mỹ với visa nhập cư hay visa lao động, do đó điều này sẽ giúp ngăn chặn việc chảy máu chất xám tại Việt Nam”.”
Một điều khác về việc nhận học sinh du
học. Do sự khác biệt về văn hoá, trình độ và nhiều yếu tố khác, du học sinh phải
gặp nhiều khó khăn trong quá trình ở tại nơi mình học. Tuy nhiên, đối với trường
hợp các quốc gia mạnh hơn đưa học sinh du học tới các nước thấp hơn, lại tạo
nên sự ảnh hưởng ngược, chưa kể cách hành xử thiếu tôn trọng đối với nước sở tại.
Tiếp đến là việc các trung tâm Anh ngữ, mang danh quốc tế mọc lên càng nhiều, ồ
ạt. Các nhóm người dưới danh nghĩa đào tạo giáo dục con người nhưng mở những
trung tâm thiếu chất lượng nhằm mục đích trục lợi cho bản thân, giảm hiệu quả,
tiêu tốn tài chính của người học.
Một trong những ảnh hưởng tích cực dễ
thấy khác là sự hình thành hệ thống giáo dục toàn cầu, tức là hệ thống giáo dục
của các nước, các khu vực đang có xu hướng trở thành một nhằm nhiều mục đích. Nhờ
vào đó, cùng một tấm bằng có thể được công nhận ở nhiều nơi hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho người học sau này. Không chỉ vậy, hệ thống giáo dục toàn cầu cũng
thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi sinh viên, ngắn hạn hoặt dài hạn, mang lại nhiều
lợi ích khác nhau.
Nhưng sự hình thành của hệ thống này,
đang tạo áp lực lên các nước chưa có nên đào tạo giáo dục ổn định. Cũng như, áp
lực lên việc sử dụng hiệu quả nguồn tri thức rộng lớn được sinh ra từ liên kết
các trường. Tiêu biểu như trường hợp của
Việt Nam.
“Động lực đổi mới không cao và do một số nguyên nhân khác nữa, nền giáo dục của chúng ta tương đối khép kín. Mặc dù số lượng cán bộ của ngành giáo dục (bao gồm cả quả lý và tham gia giảng dạy) có cơ hội đi thăm quan nước ngoài rất nhiều, nhưng dường như việc học tập nước ngoài chưa có một chương trình thật bài bản với những mục tiêu xác định nên kết quả không như mong muốn. Địa điểm tham quan, vấn đề tìm hiểu trùng lặp, những kinh tiếp thu manh mún, thiếu đồng bộ…Do vậy về cơ bản, hệ thống giáo dục và các chương trình của các cơ sở đào tạo ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới còn có khoảng cách khá xa. Và đặc biệt điều đáng nói là tính liên thông quốc tế của hệ thống giáo dục nói chung và của các cơ sở đào tạo nước ta nói riêng còn rất hạn chế. Nếu như ở nước ngoài (kể cả các nước Đông Nam Á), các trường đại học có thể dễ dàng trao đổi sinh viên với nhau vì họ công nhận hệ thống tín chỉ của nhau, thì điều này còn rất khó khăn với các trường đại học nước ta.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét