Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Thánh đường Sheikh Zayed - UAE p1





2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.1 Cơ sở lý luận

Về mặt không gian , cương  vực  Hồi giáo  trải  dài từ Morocco tới Indonesia , từ Kazakhstan  đến Senegal . Về   mặt thời gian , đạo này  đã có  hơn 14 thế kỷ , tính từ lúc Đấng tiên tri  bắt đầu giảng đạo  tại bán  đảo Ả -rập   vào thế kỷ thứ 7  và ngài  đã chủ trì  dựng  ra 1 cộng đồng và 1 đất nước Hồi giáo . Trong giai đoạn mà  các sử gia  châu Âu  gọi là thời kỳ đen tối chen giữa sự suy tàn  của  nền văn minh cổ đại – Hy lạp và La mã -  và sự   trổi dậy  của  văn minh cận đại – Châu Âu , thì Hồi giáo  là 1 nền  văn minh  chủ đạo  trên thế giới ,  đựơc  đánh  dấu  bởi  các  vương  quốc to lớn và  hùng mạnh , có nền  kỹ nghệ và thương mãi  phong  phú và  đa  dạng  , nền khoa học và văn chương  độc  đáo và  sáng tạo .  Hồi giáo , vượt xa hơn Cơ đốc  giáo nhiều mặt , là giai đọan trung gian  giữa Đông  phương  cổ đại  và Tây phương  cận đại  trong đó  có phần đóng góp  đáng kể của   tôn giáo  này  . Tuy  nhiên trong 3 thế kỷ vừa qua ,  thế giới  Hồi giáo  đã  đánh mất  thế thống trị và vai trò lãnh đạo ,  và đã tụt hậu  sau  cả   phương Tây   hiện đại  lẫn phương  Đông  cách tân một cách nhanh chóng . Cái  hố ngăn cách  càng ngày  càng  rộng  này  đã  đặt  ra  những  vấn đề cấp bách , cả về mặt  thực  tiển  lẫn tình cảm ,  mà  cho tới nay  các nhà  lãnh đạo , nhà tư tưởng  và   kẻ nổi lọan   của Hồi giáo  vẫn  chưa tìm  ra được câu trả lời phù  hợp
Hồi giáo là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo xuất phát từ Abraham, là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới. Hồi giáo hiện tại đang phát triển vô cùng nhanh chóng với lượng tín đồ đông đảo hơn 1 tỷ.  Hồi giáo chia làm hai nhánh lớn là dòng Sunni và dòng Shia, trong đó Sunni vẫn chiếm phần nhiều hơn.
Hồi giáo ra đời vào thế kỉ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do thiên sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Với tôn chỉ Allah là đấng tối cao, không có hình dáng, là Đấng Duy Nhất, đạo Hồi đã tạo nên cho mình những nét văn hoá độc đáo, chỉ duy nhất Hồi giáo có. Đối với các tín đồi, Muhammad là vị thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Kinh Qu’ran qua thiên thần Jibrael.
Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáoDo Thái giáo. Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Đối với đông đảo tín đồ, năm bổn phận được qui định trong kinh Qur’an của Tín đồ Hồi giáo chi phối nhịp điệu đời sống của họ, ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động cũng như  tinh thần của họ.



Hệ thống niềm tin
SHAHADAH là sự tuyên xưng và đồng thời là điều cốt lõi trong đức tin của một tín đồ. Nó bao gồm việc lặp lại hai câu: "Không có Chúa Trời nào khác ngoài Allah", và "Mohammed là sứ giả của Ngài". Các tín đồ Islam nhắc lại những câu này hàng ngày khi cầu nguyện. Việc coi Mohammed là sứ giả cuối cùng của Chúa đã phân biệt Islam với Kitô giáoDo Thái giáo.
SALAT là việc cầu nguyện. Tín đồ Islam phải cầu nguyên năm lần một ngày, vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi mặt trời lặn và tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu - tại trường học, nơi làm việc, tại nhà hay ngoài trời - nhưng phải theo quy định. Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác thanh khiết. Trước tiên họ phải súc miệng, sau đó rửa mặt, cổ, tay và chân.
ZAKAT là sự bố thí. Theo Kinh Koran, một người phải trao cho người khác "những thứ dư thừa". Vì thế cột trụ thứ ba liên quan đến việc trao một tỉ lệ nào đó tài sản của một người cho người nghèo và người gặp cảnh không may.
SAWM là việc nhịn ăn. Mọi tín đồ Islam phải nhịn ăn vào ban ngày trong tháng Ramadan, trừ trẻ em, người già và những người ốm đau bệnh tật. Những người đang có việc phải đi xa không phải nhịn ăn, nhưng họ sẽ nhịn bù sau đó. Cuộc sống như dừng lại trong tháng Ramadan, nhiều cửa hiệu đóng cửa cho đến sau buổi cầu nguyện trưa. Người Islam tin rằng trong tháng Ramadan, cửa thiên đường sẽ mở ra và cửa địa ngục đóng lại, và mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Đây là thời gian dành cho sự suy tưởng tôn giáo. Tín đồ hay trở dậy vào ban đêm để đọc Kinh Koran và đến giáo đường nhiều hơn ngày thường. Vào ngày kết thúc tháng Ramadan có một lễ hội lớn với rất nhiều đồ ăn và quà tặng. Đó là lễ Eid al-Fitr, kỉ niệm việc chấm dứt thời kì ăn chay.
HAJJ là việc hành hương. Ít nhất một lần trong đời, những tín đồ Islam có khả năng phải hành hương tới thánh địa Mecca. Việc hành hương thể hiện sự phục tùng Chúa Trời và diễn ra vào tháng thứ 12, tháng cuối cùng của năm Islam. Eid al Adha, lễ hiến tế, đánh dấu ngày kết thúc kì hành hương, kéo dài trong mười ngày.

2.1.2. Cơ sở thực tiễn   

Hồi giáo thế giới thế kỉ 20
Sự xuất hiện của đạo Hồi đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của người Arap và bán đảo Arabia. Gần mười bốn thế kỷ trước, người Arap, hợp nhất nhau lại bởi một niềm tin vào tôn giáo mới là đạo Hồi, do Muhamad đề xướng, đã vươn ra ngoài phạm vi bán đảo Arabia và bước ra vũ đài lịch sử rộng lớn. Dưới triều đại của những người kế tục nhà tiên tri Muhammad là các khalif, họ đã tạo dựng được một nhà nước khalifat rông lớn, trải dài từ Pirene (Tây Ban Nha) đến tận cửa Ấn Hà (Ấn Độ). Và lần đầu tiên kể từ thời Alecxandr Makedon, người Arap đã nối liền phương Tây và phương Đông, Địa Trung Hải La Mã và thế giới Ấn Độ - Iran.
Cũng giống như mọi tôn giáo khác, Hồi giáo là một hiện tượng xã hội mà quá trình nảy sinh và phát triển do nguyên nhân khách quan và chủ quan của riêng nó. Trong ba tôn giáo lớn trên thế giới là Cơ Đốc giáo, Phật giáo và Hồi giáo, thì Hồi giáo là tôn giáo trẻ nhất. Kể từ khi ra đời, bên cạnh các tôn giáo khác, Hồi giáo đã có những ảnh hưởng đến lịch sử xã hội loài người, mà ngay hiện nay vẫn còn tác động đến nhiều vùng, nhiều quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó, Hồi giáo cũng là nguồn cảm hứng cho các nền văn mình lớn ngoài tín đồ Hồi giáo cho những sáng tạo và thành tựu đa đạng tạo nên sự trù phú của thế giới ngày nay. Tuy nhiên, những thế kỉ trở về đây, sự phát triển của Hồi giáo, đặc biệt sao sự kiện ngày 11.09.2001, đã khiến nhiều người phải có cách nhìn khác về Hồi giáo.
Theo nhận thức của phương Tây, chiến tranh vùng vịnh năm 1991, có sự tham gia của Hoa Kì, liên minh Ả Rập cùng các đồng minh, phát động giải phóng Kuwait khỏi xâm lược bởi Irag và bảo vệ Saudi Arabia   và nhằm  bảo vệ Saudi Arabia  chống lại  sự tiến công của Iraq. Tổng thống Bush và các chính khách phương Tây đã khá  chật vật  để chỉ ra  rằng  cuộc chiến mà nước Mỹ đang tham gia là  cuôc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, chứ không phải là chống người Ả Rập, hoặc nói rộng hơn là chống lại người Hồi giáo. Nhưng đối với bin Ladin   và những người theo ông ta  đây là cuộc chiến tôn giáo, cuộc chiến  của người Hồi giáo chống lại những kẻ vô đạo, cũng tức là chống lại nước Mỹ, cuờng quốc lớn nhất trong thế giới của những kẻ vô đạo .
Vào ngày 23/2/1998, tờ báo Al-Quds al-‘Arabi, xuất bản tại Luân Đôn, đã in toàn văn tuyên bố của Mặt trận Hồi giáo thế giới kêu gọi thánh chiến chống lại bọn Do thái và Thập tự chinh. Theo tờ báo, tuyên bố này, có chữ kí của Usama bin Ladin và các nhà lãnh đạo khác, với lời văn hùng hồn đã đưa ra 1 lối giải thích lịch sử khác, và ngập mùi hiếu chiến.Tuyên bố mở đầu bằng các đoạn trích trong Qur’an, kèm theo lời của tiên tri Muhammad: “Kể từ khi Thượng đế dựng nên bán đảo Ả- rập, có sa mạc, có biển bao quanh, thì chưa hề có tai hoạ nào giái xuống cho đến khi bọn Thập tự chinh ào đến như … và đây là lúc mà các nước chống lại người Hồi giáo…”
 Theo trường phái giáo luật Hồi giáo được nhà nước Saudi Arabia và Usama bin Ladin công nhận, thì việc đặt chân lên đất thánh đối với người Hồi giáo là một sự xúc phạm nặng nề. Từ năm 1930 trở đi, dầu mỏ được phát hiện và khai thác tại bán đảo Ả Rập, khiến người nước ngoài du nhập ồ ạt đã mang lại nhiều thay đổi tại nỏi này. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến về việc coi đây là một sự bang bổ thần linh.
Dần dần các cường quốc đã đặt căn cứ quân sự và can thiệp và tình hình nội bộ cũng như chính trị của khu vực. Khi sự can thiệp này chỉ dừng ở mặt kinh tế, các tín đồi Hồi Giáo đã chấp nhận sự hiện diện của người nước ngoài thông qua các đền bù vật chất. Nhưng các năm gần đây, điều kiện này đã thay đổi, khiến cho tình hình, bất bình càng trở nên nội trội và ồn ào, đặc biệt cuộc xung đột Israel – Palestine. Hơn nữa, khi liên quan tới đất thánh, người Hồi giáo có xu hướng nhìn dưới góc tôn giáo. Họ cho rằng quân Hoa Kì chỉ là quân vô đạo và xăm lăng.
Tại nhiều nước, các nước Hồi giáo, tôn giáo vẫn là yếu tố văn hoá chính trị. Các vấn đề đối nội còn quan trọng hơn trong vùng hoặc quốc tế. Trong khi các nước theo Kitô giáo đã không còn mang nhiều tính chất tôn giáo trong chính trị, thì phần lớn nước theo đạo Hồi vẫn còn bị ảnh hưởng sâu sắc. Tính thiêng liêng của Hồi giáo gần như là điều cấm kỵ, không được bình phẩm hay thảo luận, kể cả trên các xã hội thế thục và dân chủ về hình thức. Mức độ tin tưởng và thực hành tôn giáo của tín đồ Hồi giáo cao hơn những tín đồ thuộc tôn giáo khác, có thể coi là một trong những nguyên nhân của tính chất trên. Hồi giáo không chỉ là niềm tin và thực hành mà còn là một bản sắc và sự trung thành, không có gì vượt qua được.
Nhìn  bề ngoài, thì việc du nhập các ý niệm phương tây về lòng ái quốc và chủ nghĩa quốc gia đã thay đổi  mọi thứ và đưa tới sự thành  lập một lọat các nhà nước cận đại, đã mở rộng thế giới Hồi giáo từ Morocco tới Indonesia , nhưng những cái lộ ra bề mặt không phải là tất cả. Năm 1923, sau chiến tranh lần chót giữa Hilạp và Thổ, 2 chính phủ đồng ý giải quyết các vấn đề về nhóm dân thiểu số bằng cách trao đổi cho nhau - người Hi lạp  được chuyển từ Thổ sang Hi lạp và người Thổ từ Hi lạp  sang Thổ. Ít nhất thì đó cũng là những gì mà các sách lịch sử thuật lại. Nhưng thực tế lại có phần khác hẳn. Trong nghị định thư mà 2 nước ký tại Lausanne năm 1923, chỉ nêu ra thỏa thuận trao đổi, không hề nói đến"người Hi lạp"và "người Thổ”. Nghị định thư nêu rõ những người được trao đổi  là"công dân Thổ theo đạo Chính thống Hi lạp đang sống tại Thổ nhĩ  kỳ và" công dân Hi lạp theo đạo Hồi đang sống tại Hi lạp". Như vậy nghị định thư  chỉ thừa nhận  có  2 lọai  bản sắc - một là  xác định theo công dân của 1 quốc gia, còn cái kia là tín đồ của 1 tôn giáo. Nghị định thư  không hề nhắc đến  tính chất dân tộc về mặt chủng tộc  hoặc ngôn ngữ . Một quan sát viên Tây phương , quen theo  hệ thống phân lọai  phương tây , có thể kết luận rằng  những gì  mà  các chính phủ Hi lạp và Thổ nhĩ kỳ thỏa thuận và đạt được không phải là sự trao đổi và hồi hương của các nhóm thiểu  số Hi lạp và  Thổ nhưng  đúng ra là vừa trục xuất và vừa lưu đày - người Hi lạp Hồi giáo về Thổ nhĩ kỳ, và người Thổ Cơ đốc về Hi lạp.
Đạo Hồi không thừa nhận 1 thể chế riêng rẽ, có tôn ti trật tự và luật pháp riêng, để điều phối  những vấn đề tôn giáo. Yếu tố này  xuất hiện  từ vụ khủng hoảng dầu mỏ   năm 1973, khi ủng hộ cuộc chiến của Ai cập chống lại Israel, các nước Ả Rập sản xuất dầu mỏ sử dụng việc cung cấp dầu và nâng giá dầu thành 1 vũ khí rất hiệu qủa. Sự giàu có, hãnh diện và tự tin  đựơc củng cố thêm  bởi 1 yếu  tố mới – đó là sự khinh bỉ. Khi  tiếp xúc gần gũi với châu Âu và Mỹ, các du  khách  đạo Hồi bắt  đầu nhận xét  và  xem những gì  họ thấy đựơc  như là  sự suy đồi  đạo đức và coi đó  là sự yếu  đuối  của nền  văn minh  phương Tây .
Trong 1 thời  đại  đầy rẩy những cung bậc cường điệu, các ý thức hệ chao đảo, lòng trung thành nhàm chán, và các định chế rệu rã, thì 1 ý thức hệ được diễn đạt  bằng  thuật ngữ đạo Hồi đã đưa ra đựơc nhiều  ưu điểm:  là 1 cơ sở hết sức quen thuộc về bản sắc riêng của từng nhóm người, là tình đoàn kết và chỉ dành cho người trong nhóm ; một cơ sở chấp nhận được  về tính chính  đáng  và thẩm quyền ; một cách phát biểu dễ hiểu  ngay   về các nguyên  tắc phê bình của hiện tại và 1 chương trình hành động trong tương lai. Qua đó, Hồi giáo có thể đưa ra các biểu tượng và  khẩu hiệu hữu hiệu nhất để huy động nhằm ủng hộ hay chống  lại 1sự nghiệp  hoặc 1  chế độ .
Các phong trào Hồi giáo cũng có 1 lợi thế cực kì khác không hề giống với các phong trào khác. Tại các đền thờ, thánh đường, họ đều xây sựng 1 hệ thống liên hết và thông tin mà ngay cả các chính phủ độc tài nhất cũng không thể kiểm soát hế được. Hơn nữa, việc này vốn được các nhà độc tài giúp sức, để loại trừ các nhóm đối lập cạnh tranh.
 Chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến ( Radical Islamism ), mà ta thường gọi là Hồi giáo chính thống ( fundamentalism), thật  ra không phải là 1  phong trào đồng  nhất đơn độc .Có nhiều  kiểu  chính thống Hồi giáo tại nhiều nước khác nhau và đôi khi thậm chí chỉ trong cùng 1 nước. Một  số đựơc nhà nước bảo trợ - được chính phủ này  hay chính phủ Hồi giáo  khác công nhận , sử dụng và tích cực vận động vào các mục tiêu riêng của họ; một số là các phong trào quần chúng đích thực do nhân dân  lập ra. Trong  số các phong trào Hồi giáo do nhà nước bảo trợ lại có nhiều loại, cấp tiến và bảo thủ, có tính lật đổ và ngăn chặn ( preemptive). Các phong trào bảo thủ và ngăn chặn là do các chính phủ đang cầm quyền  xướng  ra , nhằm để tự bảo vệ họ khỏi  làn sóng cách mạng. Đó là các phong trào nhiều lần đựơc các chính phủ Ai cập, Pakistan và nhất là Saudi Arabia  khuyến khích. Còn loại kia, có tầm quan trọng hơn nhiều , từ cơ sở đi lên, có nền tảng bình dân thực  sự. Phong trào đầu tiên trong loại này chiếm được quyền lực và hành công nhất  trong sử dụng  quyền lực là cách mạng  Hồi giáo  tại  Iran . 
Không gian văn hoá Ả Rập
Quê hương của người Arap cổ đại là Arabia - một bán đảo lớn trên trái đất, có thể coi như một Á lục địa thật sự, nếu xét về mặt diện tích (3 triệu km2), và tính chất biệt lập tương đối của nó. Nơi đây, theo các nhà khảo cổ học, từ hơn hai ngàn năm trước công nguyên người Arap cổ đại đã từng sinh sống và góp phần tạo nên nền văn minh Tây Á. Về mặt từ nguyên Arab có nghĩa là khô hạn, hoang hóa (chỉ vùng đất cùng cư dân), từ này do sử dụng lâu, nghĩa của nó ngày càng được mở rộng hơn, dần dân trở thành thuật ngữ: Arabia (bán đảo Arap), Arap (người Arap), và al-arabia (tiếng Arap). Những người Arap từ thời xa xưa đã gọi bán đảo này là Djazirat al-arab (tiếng Arap có nghĩa là đảo của người Arap), vì họ thầy vùng đất rộng lớn này tứ phía được bao quanh bởi biển và sông: Phía Đông Bắc là sông Efrat xuôi theo dòng chảy bao bọc, phía Tây Bắc là bờ biển Palestin của Địa Trung Hải, phía Tây là Biển Đỏ, phía Nam là biển Arab, phía Đông là vịnh Persich. Trên vùng đất khô cằn này, các bộ lạc Arap du mục và định cư sống đan xen nhau. Vào thế kỷ VI những người dân du mục (beduin) Arap đã kiểm soát phần lớn đất đai của bản đảo này, mặc dù họ không chiếm đa số dân cư trong vùng. Theo con số thống kê gần đúng, số dân định cư trên bán đảo Arap thời ấy khoảng hơn 4 triệu, trong khi số dân du mục chỉ khoảng 3 triệu (1). Trong suốt thời gian dài 18 thế kỷ, từ thời nguyên thủy đến giai đoạn trung thế kỷ, những quan hệ thương mại của các nước tương đối phát triển, được tiến hành xuyên qua sa mạc Arap, còn vùng bờ biển vịnh Ba Tư do các thương đoàn kiểm soát (2). Cần nhắc lại rằng, vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên chúng ta, vai trò dân định cư ở bán đảo Arap yếu dần di, trong khi ảnh hưởng của dân du mục ngày càng lớn hơn. Họ (dân du mục) ngày càng thâm nhập sâu hơn vào những vùng lãnh thổ do dân định cư đã chiếm giữ và bắt đầu kiểm soát nhiều con đường thương thảo và ốc đảo. Quá trình này kéo dài từ thế kỷ IV đền thế kỷ VI: tính tích cực về chính trị của người dân du mục ngày càng cao, các bãi chăn thả thuộc quyền kiểm soát của họ ngày càng được mở rộng thêm.
v  Tiểu vương quốc Ả Rập - UAE
UAE là một đất nước bao gồm 7 tiểu vương quốc nhỏ hợp lại với một nền văn hóa và lịch sự phong phú, đa dạng, nhiều đặc điểm của một nền văn hóa hồi giáo.Các thành phố (tiểu vương quốc) lớn:Abu Dhabi, Dubai, Sharjah. Các thành phố (tiểu vương quốc) nhỏ:Ajmān, Fujairah, Ras al-Khaimah, Umm Al Quwain. Trong đó Abu Dhabi là thủ đô và là thành phố lớn nhất, Dubai là một điểm đến rất được ưa thích của các nhân vật nổi tiếng.
UAE ngày nay là một đất nước trẻ trung, hiện đại với nhiều công trình xây dựng mới lạ, độc đáo. UAE hiện là một trong những điểm đến thu hút khách bậc nhất tại Trung Đông. Sa mạc với những cồn cát chạy dài, một vài ốc đảo xanh mát luôn thu hút du khách khám phá với những tour thám hiểm sa mạc. UAE còn là một đất nước hiện đại với những tòa nhà có kiến trúc độc đáo, tiêu biểu là tòa tháp cao nhất thế giới mới được khánh thành năm 2009, nhiều khu nghỉ mát, du lịch, vui chơi nhân tạo khổng lồ. Về mặt kinh tế, UAE cũng là trung tâm tài chính thương mại hàng đầu thế giới, với nhiều trung tâm mua sắm lớn cũng như các điểm trao đổi lưu chuyển tiền tệ. UAE hiện được xem là điểm đến an toàn và thu hút nhiều du khách nhất tại khu vực. Với chính sách khuyến khích và thu hút du khách và các nhà đầu tư trên khắp thế giới, UAE luôn mở cửa và sẵn sàng chào đón tất cả mọi người tới vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
v  Thủ đô Abu Dhabi
Abu Dhabi là thủ đô của UAE, cũng là tiểu vương quốc lớn nhất của đất nước này. Đây cũng là một trong số những thành phố hiện đại bậc nhất thế giới. Từ một thị trấn khiêm tốn với vài ngàn dân với các công trình nhỏ truyền thống giữa thập niên 1960, thành phố đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong mấy thập niên qua. Abu Dhabi và thủ đô cùng tên bao gồm sa mạc, bờ biển và những đô thị hiện đại nhưng vẫn giữ được nét văn hoá truyền thống. Abu Dhabi được xem là thủ đô văn hóa của khu vực..
Abu Dhabi là một trung tâm tài chính, giao thông vận tải của khu vực giàu dầu mỏ. Với dân số chỉ khoảng 420.000 người và trung bình một người có tài sản ít nhất khoảng 17 triệu USD, Abu Dhabi còn được CNN gọi là thành phố giàu nhất thế giới. Thành phố Abu Dhabi được xây dựng trên một hòn đảo gần đất liền và có một cảng nước sâu nhân tạo quan trọng có tên gọi là Zayed. Thành phố cũng có một sân bay quốc tế. Về lĩnh vực tài chính Abu Dhabi mạnh hơn Dubai vì có nhiều dầu hỏa. Abu Dhabi là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, ước tính chiếm hơn 9% số dầu dự trữ thế giới.
Tại Abu Dhabi du khách có thể tham quan nhiều công trình hiện đại và tráng lệ bậc nhất thế giới như Abu Dhabi Mall (trung tâm thương mại lớn nhất thế giới), cũng như nhiều kiến trúc cổ của văn hóa hồi giáo. Abu Dhabi có những kiến trúc văn hóa thật là tuyệt vời, siêu đẳng được đánh giá như những kỳ quan, tạo cho tiểu vương quốc này có những nét ấn tượng  riêng, nổi trội hẳn so với các nước trong vùng Vịnh Arab. Đó là những kiến trúc văn hóa gồm có văn hóa Hồi giáo xen lẫn nét kiến trúc hiện đại của nhân loại. 
Abu Dhabi còn là nơi cư ngụ của các hoàng gia Emirates. Thủ đô xinh đẹp của UAE này cũng là nơi nhiều ngôi sao, nguyên thủ quốc gia các nước tìm đến nghỉ ngơi, thư giãn. Michael Jackson, Justin Timberlake, Will Smith hay Sir Elton John... đều đã ghé thăm Abu Dhabi - Paris của phương Đông và họ đều hài lòng với cảnh quan, công trình kiến trúc tại đây.
Văn hoá Ả Rập
Văn hóa Arap - Hồi giáo được sử dụng, như một khái niệm, phần nào mang tính ước lệ, với nội hàm. Đó là nền văn hóa bằng tiếng Arap của người Arap và các dân tộc theo đạo Hồi. Về mặt lịch đại, nền văn hóa này được hình thành và nở rộ dưới các triều đại vương quốc Hồi giáo Khalifat ở giai đoạn từ thế kỷ VII-XII. Việc hình thành của nền văn hóa này là quá trình tạo dựng, tác động qua lại, giao thoa, tiếp nhận và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa của người Arap và của các dân tộc bị chinh phục, gia nhập vương quốc Hồi giáo Khalifat ở Trung cận Đông, Trung Á, Bắc Phi và một phần Tây Nam Âu.
Trên lãnh thổ bán đảo Arap trước khi Hồi giáo xuất hiện, tồn tại nền văn hóa của những cư dân Arap du mục và định cư canh nông, ở giai đoạn sơ kỳ của hình thái xã hội đã phân chia giai cấp. Đại diện của nền văn hóa này là những cư dân theo đa thần giáo. Từ khoảng thế kỷ thứ II đến IV, văn hóa Arap cổ đại chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa: Iêmen, Xiry-Hylạp, Do Thái và Iran cổ đại.
Khi đạo Hồi xuất hiện vào thế kỷ VII, sự thống nhất về nhà nước - chính trị do người Arap tạo dựng nên, công thêm sự thống nhất về tôn giáo, và ở trong phần lớn các vùng do người Arap chiếm đóng có cả sự thống nhất về ngôn ngữ, đã tạo điều kiện cho sự hình thành những hình thái chung của đời sống văn hóa của các dân tộc thuộc nhà nước Khalifat Hồi giáo này. Ở thời kỳ đầu, việc hình thành văn hóa Arap chủ yếu diễn ra như quá trình khám phá, đánh giá lại và phát triển sáng tạo những thành tựu có từ trước, trong những điều kiện tư tưởng, chính trị xã hội mới (đạo Hồi và nhà nước Khalifat) và tiếp thu những nền văn hóa của các dân tộc bị chinh phục (Hy lạp cổ đại, Hy-La, Aramei, Iran, Ấn Độ...). Bản thân người Arap cũng đóng góp vào đấy những hợp phần quan trọng: đạo Hồi, tiếng Arap và truyền thống thi ca cùng vốn văn chương truyền miệng (chủ yếu của người Arap du mục). Một phần đóng góp lớn vào văn hóa Arap thuộc về các dân tộc khác, mà, khi theo đạo Hồi, đã đồng hóa với những kẻ đi chinh phục, tiếp nhận ngôn ngữ của họ, “trở thành người Arap” và tham gia tích cực vào quá trình tạo dựng văn hóa Arap, làm phong phú thêm nền văn hóa này bằng những truyền thống do họ kế thừa được từ các dân tộc phương Đông và thế giới cổ đại.




 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét