1 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Được xem là một di sản
văn hoá Thế giới, Kinh kịchlà một trong những nét văn hoá đặc sắc do người Trung
Quốc sáng tạo ra. Kinh kịchkhông chỉ mang trong mình tính cách của người Trung
Quốc mà còn thể hiện phong tục, tập quán và quan niệm sống của họ. Ngày nay, Kinh
kịchđang dần được chú trọng trong công tác bảo tồn và phát triển để đưa loại
hình văn nghệ này trở lại cuộc sống hiện đại, đặc biệt là với giới trẻ Trung Quốc.
Một trong những nét đặc
sắc của nghệ thuật Kinh kịchchính do nghệ thuật vẽ mặt nạ biểu diễn trong các vở
kịch. Chúng tôi xin chọn đấy làm đề tài nhằm làm rõ vai trò, vị trí cũng như ảnh
hưởng của mặt nạ đối với Kinh kịch, bên cạnh đó chỉ ra đặc trưng tư tưởng của
người Trung Quốc. Từ đó cho thấy sự liên hệ giữa nghệ thuật và văn hoá, là mối
quan hệ tương quan, gắn bó với nhau.
1.2 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: nghệ thuật vẽ
mặt nạ trong Kinh kịchTrung Quốc
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Từ giai
đoạn thế kỉ 20 đến nay
Về không gian: Văn hoá Trung
Quốc
1.3 Yêu cầu mục đích
Tìm hiểu và phân tích
quá trình hình và phát triển của Kinh kịch nói chung, bên cạnh đó cho thấy sự
phát triển song song của nghệ thuật vẽ mặt nạ. Nhìn nhận sự phục hồi của nghệ
thuật Kinh kịch, cùng nghệ thuật của người Trung Quốc trong việc bảo tồn văn
hoá, từ đó nhìn nhận tính cách và quan điểm của người Trung Quốc về nghệ thuật
Kinh kịch.
1.4 Bố cục
Nội dung gồm 4 phần: Sơ
lược, quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm, thực trạng.
2. Nội dung
2.1 Loại hình nghệ thuật truyền thống – Kinh kịch
Trong văn học Trung Quốc,
hý kịch giữ một địa vị thấp kém ở giữa nền văn học chính thống và nền văn học
thuần tuý, gần giống văn học theo phương Tây phản ánh trung thực tâm hồn của
con người. Dùng nhiều bạch thoại và ngôn ngữ địa phjương để viết nên không bị
gò bó trong tiêu chuẩn của phái thống trị, vì vậy vẫn giữ được tính chat sống động
và tự do, cũng như luôn luôn phát triển. Những hý kịch của Trung Quốc một phần
là thơ nên cũng được xem là văn chương, không bị phê phán như tiểu thuyết.
Kinh là một loại hình
nghệ thuật tổng hợp sử dụng kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau. Nội
dung cơ bản tái diễn cuộc sống hoặc trí tưởng tượng của con người. Kịch đã có lịch
sử phát triển từ lâu đời. Không chỉ phương Tây mà cả phương Đông đều xuất hiện
từ sớm. Tuy nhiên, cách thức cũng như cách lựa chọn hình thức phối hợp hay nội
dung đều rất khác nhau.
Sân khấu kịch châu Âu
thiên về tả thực với trọng tâm là nghệ thuật biểu diễn của nhân vật, trong khi
phương Đông thường biểu trưng hoá, cả nhân vật và nội dung câu chuyện. Những loại
hình kịch còn tồn tại và để dấu ấn hiện nay, gồm: kinh kịch, kịch nô, …
Trung Quốc, là một
trong những nôi văn hoá lớn của khu vực cũng như thế giới. Trong lĩnh vực nghệ
thuật, Trung Quốc cũng đóng góp một phần quan trọng, thông qua loại hình kịch của
mình, kinh kịch.
a. Quá trình hình thành
Ban đầu nghệ
thuật diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là ca kịch hay hí kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm
theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kĩ pha trộn như kể chuyện,
các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng
và võ thuật.
Các thể loại kịch của Trung Quốc cũng như các
loại hình biểu diễn sân khấu tương tự tại các nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam thường lấy các sự tích câu chuyện
những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ đạo.
Cho đến thời nhà Đường, được phát triển thành Tham quân hí (hoặc được gọi là Lộng tham quân) bao gồm hai vai: một
người mặc y phục xanh lục tề chỉnh, thông minh cơ trí và linh lợi, tên vai diễn
gọi là Tham quân; còn người kia
ăn mặc lôi thôi, khờ khạo đần độn, tên vai diễn gọi là Thương cốt. Hai nhân vật này trong vở khi diễn thường có những
lời đối đáp khôi hài trào lộng. Tham
quân là vai chính, Thương cốt
là vai phụ. Đôi khi Tham quân
là đối tượng để làm trò cười và cuối cùng bị Thương cốt đánh đập.
Đến thời nhà Tống, Tham quân hí biến thành Tạp
kịch. Vai diễn cũng chỉ có hai người: Thương cốt (vai khờ khạo) được đổi thành tên Phó mạt, còn Tham quân (vai tinh khôn) được đổi tên là Phó tịnh. Trong khi diễn, diễn viên
nam cũng có thể hóa trang thành nhân vật nữ để diễn xuất, được gọi là Trang đán. Đến thời Nam Tống, vùng
đất Ôn Châu là nơi nổi danh về hí kịch, ca múa,
nên sản sinh ra thể loại được gọi là Nam
hí (hí kịch Nam Tống).
Thời nhà Tống nghệ thuật diễn không chú ý đến các
vai nữ (Đán giác). Vai nữ được
xếp hạng là «đệ tử» (con em). Trong ban hát đều là nữ thì được gọi là «đệ tử
tạp kịch». Vai chính được gọi là Chính
đán, vai già là Lão đán,
vai trẻ là Tiểu đán, Trà đán, Thiếp đán, v.v...
Vào thời nhà Nguyên, vai nữ (đán
giác) lại rất được xem trọng. Đó cũng là điểm khác biệt giữa tạp kịch thời nhà Nguyên và tạp kịch
thời nhà Tống.Tính chất tạp kịch thời nhà Tống và thời nhà Nguyên có chung một
tính chất là khôi hài, hoạt kê, nhưng tạp kịch thời nhà Nguyên có nhấn mạnh
thêm tính chất phê phán thói đời và các tệ nạn xã hội.Tạp kịch thời nhà Nguyên là thành tựu
rất lớn và ở giai đoạn đỉnh điểm hưng thịnh của nó trong suốt hai thế kỷ
XIII-XIV. Nhiều nhà soạn những vở diễn tuồng múa hát rất nhiều, khoảng trên 150
người, trong số đó nổi tiếng nhất là Quan Hán Khanh có ít nhất cũng khoảng 60
vở tuồng.
Tạp kịch thời nhà Nguyên thâu hóa và
chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc cổ đại. Trong một vở thường có bốn
hồi và đôi khi có thêm phần phi lộ. Vai chính phải hát trong thời gian diễn
suốt vở kịch. Dù các nhạc phổ của Nguyên
khúc không còn giữ được, nhưng qua hình ảnh và các tư liệu còn lại,
người ta đã phát hiện các loại nhạc cụ gồm sáo, trống, não bạt.
Các nhân vật trong tạp kịch thời nhà Nguyên là anh hùng,
văn nhân, kĩ nữ, cường đạo, quan tòa, ẩn sĩ, và các vai siêu nhiên (ma, qủy,
v.v...).
Cuối thời nhà Nguyên, Nam hí chuyển hóa thành thể loại Truyền kỳ. Truyền kì tập trung vào
các chủ đề tình cảm lãng mạn trên sân khấu trong suốt 200 năm sau đó. Âm nhạc
trong thể loại Nam hí bao gồm
các khúc hát và ca từ trong dân gian, các bài ca dao ở thôn quê mang tính chất
đặc thù địa phương khá đậm. Do vậy trong Truyền
kì nghệ thuật diễn đã phát triển thành hệ thống bốn giọng nói địa
phương: Hải Diêm, Dặc Dương, Dư Diêu, và Côn Sơn. Các Khúc hát vùng Côn Sơn được gọi là Côn khúc thống lĩnh sân khấu từ cuối thời nhà Minh.
Đến thời nhà Thanh thì Côn khúc được gọi là Nhã
bộ, rất được giới sĩ phu trí thức hâm mộ. Vào giai đoạn Côn Khúc suy tàn, các loại hí kịch
địa phương mới có dịp nở rộ và được gọi theo tên địa phương như Xuyên kịch của vùng Tứ Xuyên, Tương kịch của vùng Tương Dương, cho đến Cống kịch, Huy kịch, v.v... mà sau này tất cả được gọi là chung là Kinh
Kịch. Kinh kịchđôi khi được diễn giải là loại hát kịch ở Bắc Kinh.
Khởi đầu Kinh kịch là biến thể từ mấy loại tuồng cổ
địa phương. Từ năm Càn Long thứ 55 đời Thanh (1790), bốn gánh hát Huy Ban (một
loại kịch của tỉnh An Huy) từ phía nam đại lục Trung Quốc bắt đầu lần lượt đến
Bắc Kinh. Gánh Huy Ban đầu tiên vào kinh là gánh hát Tam Khánh, do Giang Hạc
Đình - một chủ buôn muối ở Dương Châu người An Huy đứng đầu. Họ chủ yếu hát làn
điệu Nhị Huỳnh (Nhì Voòng) kèm theo là một số làn điệu khác như: Côn, Tú Bình,
Bạt tử… Do làn điệu và kịch bản rất phong phú nên đã nhanh chóng áp đảo làn
điệu Tần đang thịnh hành ở Bắc Kinh lúc đó, rất nhiều diễn viên ở các gánh hát
hát điệu Tần đã chuyển sang các gánh Huy Ban, tạo nên sự kết hợp giữa hai làn
điệu Huy và Tần. Do làn điệu Tây Bì là phát xuất từ điệu Tần nên có thể nói
rằng đây là lần hợp lưu thứ nhất giữa hai làn điệu Nhị Huỳnh và Tây Bì. Sau đó
ba gánh hát Huy Ban khác là Xuân Đài, Tứ Hỉ, Hòa Xuân cũng đến Bắc Kinh làm cho
sân khấu Bắc Kinh có một sự biến chuyển lớn. Loại hình Côn kịch thịnh hành
nhiều năm đến đây suy yếu, các diễn viên Côn kịch phần lớn cũng chuyển sang các
gánh Huy Ban. Đến khoảng những năm Đạo Quang nhà Thanh, các diễn viên ở Hồ Bắc
là Vương Hồng Quý, Lý Lục, Dư Tam Thắng đến Bắc Kinh mang theo điệu hát Sở
(điệu Tây Bì) nên đã tạo nên sự hợp lưu lần thứ hai giữa hai làn điệu Nhị Huỳnh
và Tây Bì ở kinh sư, tạo nên loại hình gọi là "Bì Huỳnh hí".
"Bì huỳnh hí" hình thành ở
Bắc Kinh, chịu ảnh hưởng của các làn điệu và ngữ âm Bắc Kinh nên mang các đặc
điểm và tiếng nói Bắc Kinh. Do họ thường đến Thượng Hải biểu diễn nên người
Thượng Hải mới gọi loại hình "Bì huỳnh hí" mang đặc điểm Bắc Kinh này
là Kinh Kịch.
b. Giai đoạn phát triển
Kinh kịchTrung Quốc
thường được gọi là ca kịch, có lịch sử hơn 200 năm. Kinh kịchbắt nguồn từ các
gánh tuồng địa phương. Nổi bật trong số đó là đoàn tuồng An Huy, tồn tại ở miền
Nam Trung Quốc vào thế kỉ 18. Năm 1790, đoàn diễn này biểu diễn tại Bắc Kinh phục
vụ cho tầng lớp vua quan. Từ đó trở đi, xuất hiện nhiều đoàn diễn địa phương
khác cũng đến Bắc Kinh trình diễn. Với đặc tính lưu động mạnh, các đoàn diễn
này hấp thu các phương pháp diễn của nhau, cũng như các loại hình tuồng khác
nhau. Bắc Kinh trở nên sôi động vì tập trung nhiều đoàn diễn, khiến cho phong
trào này phát triển nhanh chóng. Tính từ thời điểm đó, các loại hình tuồng/ kịch
được gọi là Kinh kịch, có thể hiểu như kịch ở Bắc Kinh.
Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, Kinh
kịchdần được định hình, trở thành loại tuồng/ kịch diễn trên sân khấu lớn nhất
lúc bấy giờ. Thu hút đông đảo khán giả từ nhiều tầng lớ khác nhau, dẫn đến việc
số lượng nghệ nhân biểu diễn, số lượng đoàn diễn và sân khấu gia tăng nhanh
trong giai đoạn này.
Giai đoạn thứ hai của Kinh kịchbắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ 20, đây
là giai đoạn cao trào trong quá trình phát triển. Đặc điểm của giai đoạn này là
phát sinh nhiều trường phái khác nhau. Trong đó có 4 trường phái tiêu biểu, lấy
tên của người khởi sinh ra nó. Mai Lan Phương ( 1894 – 1968), Thượng Tiểu Vân (
1890 -1975), Trình Nghiên Thu ( 1904 – 1958), Tuân Huệ Sinh ( 1900 – 1968). Mỗi
trường phái thu hút nhiều diễn viên nổi tiếng, trên các sân khấu lớn như Thượng
Hải, Bắc Kinh. Bản thân ông Mai Lan Phương trong sự nghiệp của mình đã có nhiều
sáng tạo về nhiều mặt, như giọng ca Đào, bạch thoại, động tác múa, trang phục…
Đặc biệt năm 1919, Kinh kịchđược ông mang sang Nhật Bản biểu diễn, đánh dấu sự
phát triển ngoài quốc gia lần đầu tiên. Đến năm 1930, Kinh kịchđược biết đến ở
Mỹ. Năm 1934, Châu Âu đã biết sự hiện diện của Kinh kịchvà được coi trọng. Từ
đó, nhiều nơi coi Kinh kịchlà đại diện cho nền nghệ thuật biểu diễn của Trung
Quốc.
(Ảnh : Mai Lan Phương, Trình Nghiên Thu, Tuân Huệ
Sinh, Thượng Tiểu Vân)
Giai
đoạn thứ ba Kinh kịchchịu tổn thất nặng nề. Do những tác động từ chính trị xã
hội, kể từ sau những năm 40 thế kỉ 20, vị trí xã hội của Kinh kịchbị giảm sút
trầm trọng. Một thời gian dài khán giả không chú trọng sân khấu và xem loại
hình này là nghệ thuật dân gian tầm thường. Đây là giai đoạn bước đầu giao lưu
với văn hoá phương Tây, các giá trị truyền thống nhường chỗ cho nghệ thuật hiện
đại, như nhạc kịch, câu lạc bộ đêm, hay karaoke. Sau đó, trong cuộc cách mạng
văn hoá năm 1966 – 1976 ở Trung Quốc, Kinh kịchbị xếp vào loại hình nghệ thuật
mang tính tư sản. Tuy vẫn được công diễn, nhưng Kinh kịchlúc đó bj quản chế rất
nghiêm ngặt. Nghệ nhân bị kì thị, sân khấu chỉ được diễn số lượng ít ỏi. Giai
đoạn này đã làm mất đi một số nét đặc sắc và tinh tuý của sân khấu kinh kịch,
cũng như hệ thống diễn viên tài năng. Thậm chí trong giai đoạn này, đã có người
chỉ ra nguy cơ biến mất.
Giai
đoạn thứ tư, từ cuối thế kỉ 20 đến nay. Nhà nước Trung Quốc ngày nay đã nhìn
nhận lại vai trò của loại hình nghệ thuật truyền thống này. Vì vậy, hiện nay, Kinh
kịchđang trong giai đoạn phục hồi và phát triể dưới sự bảo trợ của nhà nước.
Sau cuộc cái cách mở cửa năm , Kinh kịchđã có những dấu hiệu khôi phục rõ rệt.
Hiện nay, nhà hát lớn Trường An, Bắc Kinh thường xuyên công diễn các vở Kinh
kịchvới nội dung mới. Các cuộc thi biểu diễn Kinh kịchthu hút khán giả trong và
ngoài nước. Ngoài ra, Kinh kịchcòn là chương trình bảo lưu trong giao lưu văn
hoá giữa Trung Quốc với nước ngoài.
c. Đặc điểm
Trong Kinh kịchthường hay có các màn nhào lộn, xiếc, và
diễn trò và không có vị trí gì trong võ thuật Trung Hoa. Nhưng võ thuật Trung
Hoa đã thâm nhập vào loại hình nghệ thuật này và góp sức làm giàu thêm cho
khung cảnh Văn hóa Trung Hoa.
Sau này các diễn viên Kinh kịchđược đào tạo bài bản
thường chuyển sang thành các diễn viên võ thuật trong điện ảnh như Quan
Đức Hưng là người đầu
tiên diễn vai Hoàng Phi Hồng, Thành Long (còn gọi là
Jackie Chan) trong các thể loại phim võ hài do anh đổi mới phong cách cùng với
Hồng Kim Bảo để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của thể loại phim Kungfu của Lý Tiểu Long khởi xướng từ
cuối thập kỉ 1960, Lục Tiểu Linh
Đồng trong vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim
truyền hình nhiều tập Tây du kí được chuyển thể từ tác phẩm văn học
cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân thời nhà Minh, ...
Có thể nói rằng Kinh kịchđã góp phần làm phong phú diện
mạo của điện ảnh Hồng Kông và Trung Quốc hiện đại. Do
đó có người cho rằng trong thể loại phim quyền cước của Hồng Kông có hai loại võ thuật là võ thuật thật
sự của các võ sư và quyền sư tham gia diễn và võ thuật sân khấu của những diễn
viên Kinh kịchchuyển sang.
Kinh kịchlà một loại hình nghệ thuật tổng hợp, biểu hiện
của sự hợp nhất tinh tế giữa: ca, nói, võ thuật, múa và diễn xuất. Trong đó,
đặc biệt nhất có thể kể đến yếu tố võ thuật trong Kinh kịch, về sau được phát
triển và là tiền đề cho yếu tố võ thuật diễn xuất trong điện ảnh. Nhân vật
trong Kinh kịchchia làm 4 vai chinh. Bao gồm Sinh – vai nam; Đào – vai nữ; Tĩnh
– vai nam; Hài – nam hoặc nữ, bên cạnh các loại vai phụ khác.
Nội dung và cách sử dụng ngôn từ cũng đóng vai trò chủ chốt trong sự hấp dẫn
của Kinh kịch. Đặc tính hỗn tạp của hý kịch ( tên gọi trước của Kinh kịch) là
căn nguyên của lối sáng tác đặc biệt và sức phổ biến mạnh mẽ khác thường của
nó. Là tổng hợp của bạch thoại, ngôn ngữ địa phương và thi ca, nhờ văn chương
viết bằng ngôn ngữ thông thường khiến cho người dân dễ lĩnh hội, dễ bắt chước.
Nội dung cao thương, nhiều tính thơ. Về bản chất hý kịch Trung Quốc khác kịch
phương Tây, người đi nghe, chủ yếu, là nghe hát, sau đó mới chú ý đến kĩ thuật
trình diễn của đào kép. Bởi vậy họ thường đi “ nghe hát” hơn là đi “ coi kịch”.
Kịch phương Tây thường là những đoạn đối thoại thẳng, xen vào thái độ biểu cảm.
Trong khi hý kịch Trung Quốc lấy lòng khán giả nhờ ca xướng và âm nhạc. Bởi một
nguyên nhân khác, các kịch bản được xây dựng, nhằm vào mục đích của người xem. Ở
phương Tây, người xem muốn hiểu rõ câu chuyện, bởi các tình tiết và các mối
quan hệ. Trong khi ở Trung Quốc, đó lại là cảm giác được thư giãn với lời ca giọng
hát, thanh điệu âm thanh, sắc thái của diễn viên. Nhờ vậy, một tác phẩm hý kịch
Trung Quốc có thể được xem đi xem lại nhiều lần.
Ngoài ra, hý kịch Trung Quốc ăn sâu vào tâm hồn dân chúng, đặc biệt là ở
các tầng lớp thấp ở xã hội. Hý kịch giúp người dân hiểu rõ về lịch sử, âm nhạc
mà còn có công dụng giáo dục, làm cho họ phân biệt rõ thiện và ác. Những ý thức
truyền thống của người Trung Quốc như trung thần, hiếu tử, liệt nữ … đều được
đưa vào hý kịch. Kịch bản được soạn ra với hình thức truyện cổ trình bày các
vai, làm cho khán giả yêu ghét rõ ràng, khiến họ bị kích động và thấm nhuần ý
thức đạo đức.
Kinh kịchđược xem đi xem lại nhiều lần là do tính gần gũi, dễ hiểu dễ tiếp
thu xuất phát từ nội dung. Đặc tính này cũng thể hiện trong mặt hình thức. Đại
diện là mặt nạ được vẽ cho các nhân vật trong kinh kịch. Có nhiều tài liệu cho
rằng đây chính là nghệ thuật đặc sắc nhất trong kinh kịch. Mặt nạ sử dụng trong
Kinh kịchcòn được gọi là kiểm phổ. Thông qua màu sắc và hình dạng của mặt nạ,
khán giả có thể nhận dạng được tính cách nhân vật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét