Nguồn :https://www.etsy.com |
Sao mà tới
đến tuổi qua 20, mỗi năm tôi sẽ được hỏi là em đã trưởng thành chưa? Nói thật long
câu hỏi này làm tôi bối rối. Bực mình thì tất nhiên không thể tránh khỏi rồi.
Làm thế nào là mình chính thức được công nhận là công dân một nước từ mấy chục
tháng trước mà người ta nào đó cứ hỏi mình là đã trưởng thành chưa, rồi mình trả
lời xong, lại bảo em lại con nít rồi.
Vấn đề đầu
tiên, sống thoải mái và có trách nhiệm là được, lớn hay không thì quan trọng
sao? Đây là câu đầu tiên mình hỏi lại những người đã hỏi mình. Như Nhật ấy, một
đứa trẻ nổi tiếng từ sau trận động đất với tinh thần có trách nhiệm, y chang
người lớn, cho thấy trách nhiệm không phân tuổi tác. Cả Bác Hồ thân yêu cũng
nói rất rõ rằng người nhỏ làm việc nhỏ, đấy chính là trách nhiệm. Vậy trách nhiệm
thì ai cũng phải có. Thì còn lại là sống thoải mái với chính mình thôi. Trưởng
thành hay không, với tôi có lẽ không quan trọng lắm. Vì những người trưởng
thành quanh tôi đều rất đáng ngưỡng mộ, tạo nên cảm giác như mỗi ngày mình đều
nhìn vào một bức tường màu mè chắc chắn. Mà cũng vì cảm giác như vậy, nên mỗi
khi tôi thấy người lớn khóc, tôi thương lắm, vì họ cực khổ dựng nên vẻ ngoài chắn
chắn rồi giờ đổ sập trước mắt bé con tôi thì xấu hổ phải biết. Cũng về vấn đề
này, tôi nghĩ mình chỉ nên tiếp tục học hỏi cách đặt mình vào người khác để tôn
trọng và “biết người” để cư xử sao cho mình tiếp tục thoải mái là được. Tóm lại,
sống thoải mái với chính mình và có trách nhiệm với những điều mình cần có là
phương châm của tôi, không phải là trưởng thành. Bởi quan trọng là từ “trưởng
thành” quá chung chung, nghe mọi người nói tôi không hiểu gì cả.
Vấn đề thứ
hai, nếu tôi không trưởng thành thì người ta sẽ không đặt vấn đề lâu dài với
tôi. Thật lòng thì, câu hỏi này làm tôi gai mắt khủng khiếp. Lý do một, tới hiện
tại thì không thiếu người muốn có mối quan hệ lâu dài với tôi, dù tôi không hiểu
lắm “mối quan hệ lâu dài” mà họ đề cập là thế nào. Lý do hai, tôi đã có ứng xử
viên cho vấn đề này. Lý do ba, người ta không đặt vấn đề với tôi thì tôi cần gì
thể hiện ra tôi có thể là vợ của họ, mẹ của con họ, con dâu của gia đình họ. Lý
do thứ ba đặc biệt là tính chủ quan, vì đó là tính cách. Như cách nói ở trên,
tôi tôn thờ việc sống tự do, theo nghĩa là sống thoải mái với bản thân, mà tôi
lại chưa phải là người hay chủ động trong các mối quan hệ, nên tại sao phải trưởng
thành để người ta “cưới”? Vậy không trưởng thành thì không đặt mối quan hệ lâu
dài à. Lạ thật đấy. Tôi vẫn nghĩ, quen một người lâu dài, hay lấy một ai đó vì
người đó hợp với tính cách của một người, làm cuộc sống một người trở nên tốt
hơn, thoải mái và vui vẻ hơn. Nói như trên thì những cô gái, chàng trai ngây
thơ, trẻ con đảm bảo ế tới sau khi gặp diêm vương vẫn còn ế, mà quan trọng là
không hiểu tại sao mình ế. Nói tóm lại, trưởng thành không phải chọn một người
để quen, yêu và cưới, dù cho nếu không có sự trưởng thành thì những mối quan hệ
trên sẽ rất rất nhức đầu và đôi khi là mệt mỏi.
Vấn đề thứ
ba và là cuối cùng, mà tôi cố rặng ra, trưởng thành không chỉ là quá trình mà
còn là kết quả. Với tôi, làm nhiều việc, trải qua nhiều thứ sẽ làm chúng ta
khôn ra, biết cách sống hơn, nhưng lại không phải là trưởng thành, hoặc nói rõ
hơn chưa phải là trọng tâm của việc trưởng thành. Trưởng thành chính là biết
quan tâm. Là khi không chỉ người nhà của ta mà cả người nhà của người ta trân
trọng gặp vấn đề, ta cũng sẽ quan tâm như nhau. Là khi bỏ qua việc bảo vệ ý kiến
cá nhân, mà trân trọng hơn những điều làm ta hạnh phúc. Là khi suy nghĩ kĩ lưỡng
về việc mình làm, mình nói, nhưng vẫn là chính mình, thoải mái và thư giãn. Là khi
không ngừng làm việc, đi chơi và học hỏi. Tóm lại, trưởng thành chính tôi chọn,
tôi thực hiện, tôi bảo vệ, tôi chăm sóc, mà không than vãn, không chối bỏ vì nếu
không có những điều đó, những người đó, trưởng thành sẽ chẳng còn là mục tiêu nữa.
Ty@ra
Ngày 12/10/2014,
TpHcm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét