Nguồn: internet |
Lời đầu tiên, bài viết này cũng như các bài viết khác là những nội dung mình tổng hợp là chủ yếu, kèm theo một số suy luận của mình. Tuy nhiên, khi phân tích về ngôi đền Parthenon, mình càng hứng thú hơn, vì vậy sẽ có 1 bài khác trong thời gian tới để làm rõ hơn, nhưng sẽ theo nhưng thành tố nhỏ hơn, như về ứng xử với tự nhiên/ xã hội, hay về chức năng tôn giáo.***
Cám ơn các bạn đã đọc những bài viết còn sơ sài và vụn vặt của mình thời gian qua.
Thành phố Athen với lịch sử gần 3000 năm, đã từng là trung tâm văn hóa rực rỡ, để lại nhiều bài học không chỉ về nhận thức tư duy, mà cả về số lượng khổng lồ các thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, thi ca, sử học, triết học, y học, toán học và đặc biệt là thể chế dân chủ, đã trở thành nền tảng cho văn hóa châu âu sau này.
nguồn: internet |
Trong số những thành tựu rực rỡ của Hy lạp nói chung
và Athen nói riêng, khu quần thể di tích Acropolis, đền P chính là một trong những
kiệt tác rạng rỡ nhất, thông qua đó thể hiện được gần hết tinh hoa của Hy Lạp
thời bấy giờ. Giá trị nổi bật nhất chính là giá trị về kiến trúc, tín ngưỡng và
xã hội.
Đền Parthenon là một trong những di sản được thế giới
công nhận đầu tiên, và hình tượng của nó đã được đơn giản hóa trong biểu tượng
của UNESCO. Và lý do cho việc này, ngoài yếu tố giá trị tinh thần, chính là nhờ
vào kết cấu dựa trên tỷ lệ vàng của đền thờ, tạo nên vẻ đẹp cân xứng và hài hòa
nhưng vẫn uy nghiêm, hùng tráng.
Parthenon được xây dựng là một ngôi đền, gồm những
tranh tượng tôn giáo nổi tiếng về thần Athena do Phidias làm và kho chứa những
đồ dâng cúng tạ ơn, bên trong đền hầu như không có hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
cụ thể, thường xuyên, cũng như không có nữ tu, bàn thờ chính thức bên trong đền.
Những buổi cúng tế của người Hy Lạp thực tế được tổ chức ở nơi thờ ngoài trời,
đền Parthenon không phù hợp với một vài định nghĩa về đền nhưng cũng không có bằng
chứng cụ thể chứng tỏ những việc thờ cúng ngoài trời. Cả bức tượng nữ thần
Athena được tạo nên không mang dấu hiệu tâm linh rõ ràng, tượng nữ thần Athena
cao 12 mét bằng ngà voi và vàng. Theo Thucydides, thậm chí bức tượng thần dùng
để dự trữ vàng, “contained forty talents of pure gold and it was all
removable”, tạm dịch là chứa 40 talent (đơn vị tiền của Hy Lạp cổ) bằng vàng
nguyên chất và có thể dời đi được. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp phủ nhận điều
này. Có vài nhà nghiên cứu đã cho rằng đền Parthenon đã từng là “kho báu”. Lần
đầu tiên có những ý kiến này là vào thế kỷ 19 và nó ngày càng được củng cố
trong những năm gần đây
Các công trình kiến trúc của Hy Lạp đến nay hầu như
không còn nhiều, nhiều công trình trong đó là các công trình La Mã sao chép từ
Hy Lạp, hoặc còn lại từ thời kì cổ điển, như đền Parthenon. Kiến trúc Hy Lạp từ
thời kì cổ điến đến thời kì Hy Lạp đã gần như đạt dạng chuẩn, có thể tồn tại với
thời gian rất dài. Các công trình thường được xây theo hình chữ nhật hoặc khối
lập phương, xây bằng đá vôi. Chỉ có một số rất ít được làm bằng đá hoa cương,
vì đây là vật liệu đắt tiền ở Hy Lạp cùng vấn đề vận chuyển vô cùng khó khăn,
chủ yếu dùng để trang trí hoặc điêu khắc. Trong khi đó, đền thờ P được xây dựng
toàn bộ bằng đá hoa cương thuộc loại chất lượng nhất, đá cẩm thạch Pentelic
tươi sáng, riêng mái nhà và trần nhà được chạm khắc từ gỗ Cypress có mùi thơm
và do chú trọng đến sự tương quan kích thước, tạo nên được tỷ lệ hoàn hảo trong
kiến trúc, nên trông dáng vẻ rất sáng sủa, cao sang nhẹ nhàng và gần gũi.
Một số ghi chép về tài chính của đền Parthenon vẫn còn
sót lại cho thấy chi phí đắt nhất là việc chuyên chở đá từ núi Pentelicus, cách
Athena khoảng 16 km, đến Acropolis. Số tiền này một phần lấy ra từ ngân khố của
liên minh Delian, đã được mang từ nhà thờ Panhellenic ở vùng Delos đến
Acropolis vào năm 454 TCN.
Hai phong cách chính thức của kiến trúc Hy Lạp vào thời
điểm xây dựng đền P là Doric và Ionic, hai thức cột tiêu biểu của Hy Lạp. Hai
tên này được đặt do phản ánh ý thức của người Hy Lạp rằng họ là phong cách hậu
duệ của Dorian và Ionian thời Dark Ages, tuy nhiên điều này chỉ là do họ tự
nghĩ. Phong cách chủ đạo của đền Parthenon là Doric, xen vào các thức Ionic ở
phía trong. Điều này có thể giải thích do thức cột Doric, cứng rắn và ít các họa
tiết trang trí hơn so với Ionic, từ đó tạo nên vẻ uy nghi, mang ý nghĩa sự đơn
giản nguyên thủy, nam tính, điềm tĩnh và cao quý, mang lại cảm giác tin cậy
dành cho công trình kiến trúc tín ngưỡng.
Cột đặt thẳng xuống nền nhà không có chân cột. Cột
Doric đưọc ví với người đàn ông có thân thể cường tráng cân đối, chiều cao cột
bằng 16 lần bán kính đáy cột. Đầu cột Doric rất giản dị, các triglyphe (thuật
ngữ kiến trúc, chỉ phần “xà” ngay trên hàng cột có tác dụng ngăn giữa cột và phần
mái) có ba vạch đứng, các metope là các tấm vuông có điêu khắc nổi. Trên các tấm
này là hệ thống móng nước nhô ra, với ống thoát nước mưa hình đầu sư tử. John
Julius Cooper đã viết rằng đền P là ngôi đền thức cột Doric hoàn hảo nhất, kể cả
trong thời đại nào, sự liên hệ tinh tế giữa độ cong của bệ đỡ hàng cột, các đường
trau chuốt của các bức tường các phòng trong công trình và các đường gờ của các
cột giúp củng cố ngôi đền khi động đất, và độ cong của bệ đỡ giúp thoát nước
mưa tốt hơn, bảo đảm cho công trình. Và các đường gờ này hơi cong lên phía trên
một chút theo chiều cao của cột để làm bù trừ các hiệu ứng quang học khi nhìn
lên phía trên đền. Hiệu ứng của những đường cong tinh xảo này làm đền thờ có vẻ
cân đối hơn là cách nhìn thật về đền. Mái của công trình được lợp bằng những tấm
đá cẩm thạch được biết đến như là imbrex và tegula. Một số kích thước đã tạo
thành hình chữ nhật vàng diễn tả tỷ lệ gần xấp xỉ tỉ lệ vàng, được đề xuất bởi
Pythagoras vào thế kỷ trước đó.
Nằm trong giai đoạn cổ điển, thời kì cách mạng trong
nghệ thuật điệu khắc Hy Lạp, gắn với sự ra đời của nền dân chủ và lui dần của
văn hóa quý tộc, đền Parthenon cũng thể hiện rõ những đặc tính này. Những bức
phù điêu hay tượng được trang trí ở đền thờ được sử dụng nhiều hơn, tư thế hoạt
động cũng tự nhiên hơn, không chỉ còn là đứng mà còn là cưỡi ngựa, nằm,… ;bên cạnh
đó, hình tượng con người dần trở thành chủ đạo, được mô tả giống hệt như con
người thực, mạnh mẽ, rõ rang, đầy sức sống ;và thậm chí khi trang trí cho vùng
tam giác phần trên của đền thờ, đã đặt ra vấn đề về kỹ thuật, kích thước cũng
như thẩm mỹ cho các bức tượng, phù điêu. Các vết tích còn lại cho thất kỹ thuật
cao trong điêu khắc, trong miêu tả đường nét của những chuyển động thân thể và
những bó cơ, những tĩnh mạch cũng được nhận thấy rõ ở các hình Nhân mã. Có thể
nói, ở thời đại đó, để làm được những điều này đều là những thành tựu vĩ đại của
nhân loại. Ngoài ra, hình ảnh người phụ nữ cũng đã dần được chấp nhận và giải
phóng hơn so với thời kì trước.
Các tác phẩm điêu khắc trong đền Parthenon là sự biểu
hiện thuần khiết của tự do, tự ý thức và tự xác định. Đây là những giá trị thúc
đẩy các cư dân của Hy Lạp cổ đại để đánh bại hùng mạnh Ba Tư và đã dẫn họ đến sự
phát triển của một mô hình xã hội đảm bảo phẩm giá của mỗi người đàn ông bên
trong nó.
Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại, nên được thể hiện rất phong phú trên
nhiều mặt, nhiều loại hình nghệ thuật như điêu khắc, trang trí trong đền thờ Parthenon. Ngoài ra vào giai đoạn 700 – 450 TCN, đã xuất hiện những dấu hiệu chứng
minh cho tuyến đường thường mại trong nội khu vực Địa Trung Hải, giữa Hy Lạp và
phương Đông, cụ thể là Levant và đồng bằng song Nile. Nhiều nghệ sĩ Hy Lạp bắt
đầu để tiếp thu ý tưởng từ các đối tác Đông, bắt đầu sử dụng hình tượng hoa
sen, động vật săn và con thú lai như nửa chim nửa thú, nửa người nửa vật. Và cạnh
tranh giữa các nghệ sĩ Hy Lạp trong suốt lục địa Hy Lạp và các thuộc địa đã bắt
đầu nổi lên để xem ai có thể sản xuất những kỳ công vĩ đại nhất và sáng tạo nhất.
Các trung tâm nghệ thuật nổi bật của Hy Lạp đại lục, đặc biệt là Sparta, Corinth,
và Athens, cũng trưng bày đáng kể sự thay đổi trong khu vực. Các họa sĩ của
Athens chủ yếu nghiêng nhiều hơn về minh họa những cảnh thần thoại.
Cùng với sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc
và trang trí, hội họa Hy Lạp cũng đạt được một ít thành công, một trong đó đã
được thể hiện rõ trong đền Parthenon chính là Polychromy – vẽ trên tạc tượng và
kiến trúc. Màu sắc phổ biến giai đoạn này là nhwunxg màu mạnh mẽ và tươi sang,
nhưng chỉ giới hạn ở việc mô tả quần áo, tóc và một số họa tiết trang trí khác,
phần còn lại giữ màu tự nhiên của đá. Ngoài ra, phong phú trong việc sử dụng
màu là các bức tranh bình, trong số đó là bình hai quai Panathenala được sử dụng
trong lễ tế đền Parthenon.
Tóm lại kiến trúc đền Parthenon nổi bật với sự chính xác, tính
cân xứng, hài hoà và đề án phác thảo với tỷ lệ chuẩn xác. Kiêu kiến trúc này
đơn giản nhưng vững chắc, tránh được hoả hoạn, mưa và cả động đất. Cấu trúc lắp
ghép các bộ phận không quá cầu kì tính toán, nhưng đảm bảo an toan và khả năng
thu hút mắt nhìn.
2. Giá trị xã hội
Đền Parthenon là công trình kiến trúc trung tâm và
quan trọng nhất trong quần thể Acropolis. Đại diện cho bộ mặt thành phố, vai
trò của thành Athen đối với các thành bang khác, sự hung mạnh của nhà nước Hy Lạp.
Và hơn thế nữa ngôi đền thiêng của đế quốc Athen đã trở thành một trong những cái
nôi của văn minh loài người: triết học, nghệ thuật văn hoá và nền dân chủ đầu
tiên.
Nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp cổ đại là sự phân chia giữa
người tự do và người nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam và nữ, nhưng lại có ít sự
phân biệt địa vị xã hội dựa trên gốc gác, và sự quan trọng của tín ngưỡng. Đây
cũng là một trong những đặc tính chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thông qua
các bức phù điêu, lần lượt khắc họa lại sự ra đời của thần Athena, cuộc tranh
chấp giữa thần Athena và Posiedon để giành quyền bảo hộ cho Athens, cuộc hành
hương của nhân dân Athens để dâng cho thần Athena chiếc cẩm y và vành lá vàng.
Tóm lại, đền Parthenon do được xây với mục đích thờ nữ thần bảo hộ Athena, với
vị trí thiêng liêng, nên không dành cho việc tụ họp quần chúng. Vì vậy, đền thờ
hầu như không có chức năng xã hội, mà thông qua kiến trúc và phong tục tín ngưỡng
để diễn đạt giá trị xã hội của mình.
3.
3. Giá trị tín ngưỡng
Dù rằng đền Parthenon xây dựng để tôn thờ nữ thần bảo
hộ thành Athen, nhưng các hoạt động tín ngưỡng của đền thờ hầu như không tồn tại,
mà chỉ xuất hiện qua cách miêu tả bằng kiến trúc, thông qua các bức tượng, phù
điêu, tranh vẽ, trán tường… Hoạt động tín ngưỡng chủ yếu có liên quan đến đền
thờ là lễ hội Pa.
Panathenala (còn gọi là Panathenaea) là tên gọi của
các lễ hội thờ nữ thần Athena được tổ chức tại thành Athen, do Erechtheus sang
tạo ra. Gồm có hai loại là lễ hội Panathenala Lesser được tổ chức hằng năm và lễ
hội Greater Panathenala được tổ chức bốn năm một lần, cũng là lễ hội được chạm
khắc ở phù điêu trong đền thờ Parthenon.
Erechtheus là người sáng lập và là vị vua đầu tiên của
thành Athènes. Cha là Hephaestus. Erectheus là đứa con kết quả từ vụ vị thần thủ
công nghệ tìm cách hãm hiếp nữ thần Athena. Nữ thần đã chống cự một cách mạnh mẽ
và dữ dội cho nên trong cơn vật lộn dằng co, “hạt giống” của Hephaestus đã rơi
vãi trên mặt Đất của nữ thần Gaia, vì đó Gaia đã mang thai. Erechtheus sinh ra
từ đất mang thân hình nửa người nửa rắn. Athena đã nuôi đứa trẻ trong vòng bí mật
rồi đem nhốt vào một cái rương, giao cho ba người con gái của Cecrops, nhưng cấm
chúng không được mở ra. Ba cô gái, không vâng lời và đã mở cái rương ra. Khi
nhìn thấy hình thù quái dị của đứa trẻ, ba cô gái phát điên lên và gieo mình xuống
từ trên thành Acropolis. Erechtheus trở thành vua của Athènes và sáng tạo ra Lễ
hội Panathenaic và cỗ xe tứ mã.
Panathenala là lễ hội quan trọng nhất tại Athena, bắt
đầu từ năm 566 TCN, xuất hiện trước cả thế vận hội Olympus, và được tổ chức
hoành tráng chỉ sau thế vận hội. Panathenala do vị vua huyền thoại Erichthonius
tạo nên, và diễn vào ngày 28 của Haketombaion (tháng 7), thágn đầu tiên trong lịch
Athen. Lễ hội này nhằm biểu thị tín ngưỡng, sự tôn thờ của người dân thành
Athen đối với nữ thần của mình. Ngoài ra, cũng như đền Parthenon, lễ hội cũng
có vai trò như để biểu thị sức mạnh bá quyền của Athen, và là biểu tượng của sự
thống nhất thành phố nhờ vào sự tham gia của toàn dân thành Athen.
Lễ hội kéo dài 20 ngày với nhiều nghi lễ từ thờ phụng
cho đến hiến tế, cũng bao gồm các cuộc thi khác nhau như thi đua xe ngựa Panathenala,
thi sắc đẹp, thi về âm nhắc và thể thao … Các vật hiến tế sẽ được phân chia cho
mọi người trong khu vực Agora (Agora là nơi lộ thiên để hội họp ở các thành
bang Hy Lạp thời cổ xưa. Trong lịch sử Hy Lạp, ngay từ thế kỷ thứ 9 tới thứ 7
trước Công nguyên, các công dân là người nam tự do phải tập họp ở agora để nhận
lệnh thi hành nghĩa vụ quân sự hoặc nghe công bố các quyết định của nhà vua hoặc
của hội đồng. Sau này agora được dùng làm nơi họp chợ, nơi những người buôn bán
dựng các quán để bán hàng của mình giữa các hàng cột. Thành Athens cổ hãnh diện
về agora rộng lớn của mình nằm ở ngay trung tâm thành phố.). Ngoài ra, nổi bật
trong lễ hội là các cuộc thi về điệu nhảy Pyrrich, những người đàn ông hóa
trang thành các chiến binh, ở mọi độ tuổi đều tham gia vào hoạt động này. Theo
Đôn Juan, chương ba có miêu tả về điệu nhảy này.
Theo sườn dốc
của ngọn đồi, cứ thế
Ông bước đi,
tay vạch lá, và rồi
Thấy một toán
người hầu cùng nô lệ
Bỏ việc nhà,
thơ thẩn dạo từng đôi;
Thấy toán
khác đang trong cơn vui vẻ
Nhảy điên cuồng,
đến ngất xỉu mới thôi,
Một điệu nhảy
rất nhanh là Pyrrhic
Mà những người
Levante thường thích.
ĐÔN JUAN,
chương Ba
Nhiều cuộc thi được tổ chức trong lễ hội, tiêu biểu nhất
gồm: thi âm nhạc, thi thể dục và thi đua ngựa được diễn ra trong khuôn viên của
Acropolis. Và các cuộc thi nhỏ hơn dành cho những độ tuổi khác nhau từ lớn tuổi
cho đến trẻ em, diễn ra ở các agora. Trong lễ hội, còn diễn ra các buổi diễn ca
kịch nổi tiếng của thời bấy giờ. Người chiến thắng trong các cuộc thi lớn sẽ được
nhận chiếc vò hai quai Panathenala đầy dầu oliu, và được trao vương miện làm từ
nhánh oliu.
Các trò chơi trong Panathenaic, được tổ chức trong lễ
hội quy mô lớn, bao gồm solo và nhóm các cuộc thi. Cuộc thi thể thao bắt đầu với
các hoạt động thể dục cá nhân, trong đó người tham gia từ khắp nơi trên thế giới
Hy Lạp có thể tham gia: footraces (theo khoảng cách của họ, họ được gọi là
stadion, diaulos, dolichos, và hippios), đấu vật, đấm bốc, pancratium (một hỗn
hợp của cả đấm bốc và đấu vật), môn phối hợp (trong đó có năm sự kiện: nhảy,
đua stade hoặc dromos, ném dĩa, ném lao, và giành giật), bốn con ngựa và hai
con ngựa cuộc đua xe ngựa, ném lao từ trên lưng ngựa, và apobatai (hoplites nhận
và tắt di chuyển xe cộ).
Các cuộc thi đội đều dành cho công dân Athen, bao gồm những
cuộc chiến đấu với kỵ binh (anthippasia), cuộc thi sắc đẹp giữa các vận động viên
(euandrion), nhảy múa quân sự được gọi là pyrriche, và cuộc đua thuyền. Lễ hội
cũng bao gồm thơ và âm nhạc cạnh tranh, mở cửa cho người tham gia từ khắp Hy Lạp.
Có một cuộc thi Rhapsodic trên niệm văn Homer và thơ sử thi khác, và một số giải
thưởng đã được cung cấp cho những ca sĩ tốt nhất và chơi nhạc cụ (trên kithara
và aulos).
Trước ngày lễ Panathenala chính, vào đêm hôm trước sẽ
diễn ra “một buổi cầu nguyện” với hình thức nhảy múa của thanh thiếu niên, cả
nam và nữ. Và ngay lúc mặt trời ngày 28 của Hekatombaion – ngày sinh của nữ thần
Athena – một ngọn đuốc sẽ được thắp lên và chuyền tay nhau, từ các khu rừng
Academus, ngoài thành, rồi chạy dọc con đường Panathenala để đến đền thờ Parthenon
trên Acropolis. Mục đích của việc này là chuyển lời cầu nguyện của thần dân đến
nữ thần. Nhưng quan trọng nhất là để thực hiện nghi thức chính của lễ hội, đưa
peplos tới tượng nữ thần trong đền.
Peplos là tấm áo choàng cho bức thần nữ thần Athena
trong đền Parthenon, được dệt theo hình chữ nhật lớn, miêu tả Gigantomachy – trận
chiến của các vị thần và người khổng lồ - đồng thời là chủ đề xuất hiện phía
ngoài của đền P, nhưng hầu như chỉ tập trung về cuộc chiến của thần Athena
trong trận chiến. Mỗi Greater Panathenala, nó được dệt bởi những người phụ nữ
Athen, được lựa chọn cẩn thận từ gia đình quý tộc, dưới sự giám sát của người nữ
linh mục canh đền thờ. Trong suốt chuyến diễu hành, peplos sẽ được giăng như
cánh buồm, xuyên qua các Agora, cho đến trước đền Parthenon, sẽ được hạ xuống.
Tất cả các nghi thức sau đó đều sẽ được thực hiện bằng tay, do các linh mục nam
thực hiện bằng cách bọc lấy bức tượng nữ thần.
Những người tham gia đoàn diễu hành là những người phụ
nữ - kanephoroi – mang những giỏ đưng lễ vật; những người lớn tuổi –
thallophoroi – mang nhánh oliu, tượng trưng của thành Athen; những nam thanh
niên và đấu sĩ – skaphephoroi – mang chậu lớn, và các cô gái trẻ - hydriphoroi
mang theo bình nước, hoặc rượu. Ngoài ra, trong đám rước còn có những vật hiến
tế như dê, bò, cừu… Tuy nhiên, những người dân thường không được vào trong khu
Acropolis, mà phải dừng lại ở cổng. Nghi thức được diễn ra như theo các bức phù
điêu trong đến Parthenon. Buổi lễ hiến tế được thực hiện trên bàn thờ của thần
Athena, và phần thịt hiến tế sẽ được sử dụng vào bữa ăn nghi lễ cuối của lễ hội.
Ban đầu lễ hội chỉ dành cho các Hellene – tức người Hy
lạp – sau đó các thành bang xung quanh cũng cử người đại diện tham gia lễ hội
Pa với những cống phẩm và vật tế hiếm có.
Nguồn tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét