Cách dựng Yurt |
Mô phỏng Yurt thời Thành Cát Tư Hãn |
Yurt
có kết cấu đơn giản, để thuận tiện cho việc đóng gói chúng trên lưng lạc đà hoặc
ngựa trên đường di chuyển đến nơi khác. Bao gồm hai phần chính là hệ thống sườn
đỡ và vải bạt.
Bộ
hệ thống dỡ gồm dàn khung bao xung quanh có dạng lưới gọi là Kahna (hình phụ lục),
các cột đỡ mái gọi la uni, và “lỗ” thoát khí là toono (hình phụ lục). Ngoài ra
còn có 2 trụ đỡ cho toono và cửa ra vào. Phần vải bạt gồm 3 lớp chính. Lớp thứ
nhất là lớp vải lót dùng cho phần mái, mỏng và nhẹ thường bằng cotton. Lớp thứ
hai là lớp vài nỉ dày, hoặc bằng da dê, cừu dùng cho phần thân. Lớp cuối cùng
là lớp vải bao ngoài cả mái và thân, dày và có khả năng chống nước. Tất cả các
lớp đều có màu trắng. Để cố định phần khung thân cũng như cố định phần vải bạt
bên ngoài, người dân sử dụng những dây bện bằng long cừu hoặc dây da. Với số lượng
từ 5 – 7 người, thời gian dựng Yurt thường từ một tiếng mười lăm phút đến hai
tiếng.
Yurt
Mông Cổ có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, từ hình tròn cho đến hình
vuông, tuy nhiên ngày nay chủ yếu chỉ còn dạng hình tròn. Kích thước của Yurt
thông thường có đường kính khoảng 5-6m, một số loại có thể lên đến 8-9m đường
kính. Với những loại Yurt đường kính lớn, số cột trụ toono lên đến 4 cây thay
cho 2 của loại nhỏ, cũng như số uni cũng tăng lên tùy vào kích thước.
Ở
Mông Cổ, tùy theo mùa mà người dân có thể không sử dụng các tấm gỗ làm sàn mà
trực tiếp dựng Yurt trên nền đất hoặc nền cỏ rồi phủ những tấm da lớn làm thảm
trong nhà. Vào mùa lạnh, phần nền được lắp đầu tiên sau đó mới dựng Yurt trên nền
gỗ đã chuẩn bị. Sau khi hoàn thành, thì công việc của những người phụ nữ là trải
các tấm da lót sàn, và lót bên trong Yurt để giữ ấm.
Toono phong cách cổ truyền |
Các bước dựng Yurt (hình
phụ lục)
Công
việc dựng Yurt hầu hết là công việc của đàn ông và công việc của những người phụ
nữ là trang trí và sắp xếp bên trong Yurt. Những công việc này hầu như đã được
qui định ngầm như vậy hàng trăm năm nay.
Đầu
tiên những người đàn ông sẽ tìm những nơi có độ bằng phẳng và thoáng đãng, thường
là những nơi có chất đất tốt, giữa thảo nguyên, dưới chân núi; họ tránh những
nơi có tầm nhìn bị hạn chế, cũng như không dựng Yurt ở nơi có cây cối rậm. Sau
đó, tùy vào điều kiện tự nhiên như khí hậu hoặc địa hình mà quyết định có lắp
sàn hay không.
Thứ
hai, họ dựng các tấm kahna, kéo dãn chúng và kết thành một vòng tròn, tùy vào độ
lớn của Yurt mà họ sử dụng nhiều hay ít kahna, tất cả kahna đều phải được kéo
giãn hết mức để có thể chịu lực tốt nhất. Các tấm kahna được buộc với nhau bằng
dây bện theo cách luồn sợi dây từ trên xuống dưới rồi tiếp tục kéo ngược lên như
khâu áo. Sau đó, cửa chính được thêm vào và cố định vào khung kahna. Hoàn tất
bước đầu tiên, ta có một lớp bao xung quanh bằng gỗ dạng lưới và cửa ra vào đã
tự đứng vững được.
Tiếp
theo dùng hai cây cột dựng toono, đã được
nối với bốn cây uni theo bốn hướng, ở trung tâm lều. Bốn cây uni được cột vào
các điểm bắt chéo trên kahna, rồi dùng dây bện buộc chặt. Tiếp theo tuần tự với
các cây uni khác, được chống vào sau đó, cho đến khi tất cả điểm bắt chéo của kahna
đều có một cây uni. Lúc này, trông Yurt như xương của cây dù chưa được bọc, với
2 cây cột chống ở giữa, đỉnh là toono, thanh xà là các cây chống uni và thêm
vào tiếp đó là kahna che xung quanh. Sauk hi hoàn thành bộ khung, ngày nay người
dân còn thêm vào một ống khói nhỏ, tùy vào địa phương, thường là hướng ra lỗ
thoát khí, ống này nối trực tiếp với bếp lửa bên trong.
Kế
đến, các lớp vải bọc lần lượt bao lấy bộ khung theo thứ tự lớp lót mái, đến lớp
thân cuối cùng là lớp phủ từ mái xuống thân. Do các lớp vải bao này được may lại
với kích thước lớn, nên hầu như không cần buộc hoặc nối thêm. Lớp phủ ngoài
cùng được giữ cố định với khung sườn bằng ba sợi dây da bên ngoài, kéo vòng
quanh Yurt và buộc chặt vào hai bên cửa ra vào.
Cuối
cùng, những người phụ nữ chuyển các vật dụng vào bên trong và trang trí.
Bố cục bên trong của Yurt
(hình
phụ lục)
Đối
với người Mông Cổ, hướng Nam là hướng tốt, nên cửa ra vào luôn hướng về phía
Nam.
Bên
trong Yurt thường được phân thành bốn khu vực khác nhau, gồm bàn thờ, khu vực
dành cho đàn ông, khu vực dành cho phụ nữ và người “nghèo”. Bàn thờ luôn được đặt
đối diện với cửa ra vào còn gọi là khoimer, tức là hướng Bắc. Khu vực này không
chỉ để thờ cúng mà còn để những vật có giá trị, từ tín ngưỡng cho đến hình ảnh
người thân bạn bè. Những vị khách tôn quý sẽ được mời để ngồi trong khu
khoimer. Trung tâm của Yurt là lò sưởi, bếp hoặc một bàn thấp để tiếp khách.
Phía Tây là khu vực dành cho đàn ông, du khách nam và những người khách danh dự,
đồng thời là nơi để những vật dụng của đàn ông như yên ngựa, các công cụ săn bắt…
Phụ nữ và trẻ em sử dụng khu vực phía Đông, đồng thời là nơi giữ thảm, thực phẩm,
đồ sành sứ, nước và các vật cần được lưu giữ. Khu vực đối diện cửa ra vào dành
cho công chức, du khách nghèo hay các loài động vật bị bệnh hoặc các con non.
Bên
trong Yurt có thể thấy rõ bộ sườn bằng gỗ, tuy nhiên chúng thường được che lại
bởi các vật dụng trong Yurt và các tấm thẩm sặc sỡ lớn được treo lên để giữ ấm.
Hệ thống thoát khí và bộ
tải trọng của Yurt
Tuy
với khung sườn và lều bạt không vững chắc như nhà gạch, nhưng Yurt vẫn đảm bảo
được tính kiên cố của mình. Hệ thống khung sườn của Yurt làm cho toàn bộ trọng
lượng được dàn trải trên toàn bộ khung, cùng với hình dáng thấp rộng hướng về
trong theo hình nón khiến lực được đưa xuống thấp đè lên mặt đất. Bộ khung kahna
được gắn chặt với cửa ra vào tạo thành một vòng tròn hoàn chỉnh, không thể bẻ vỡ
từ đó gánh lấy sức nặng từ mái, chia đều trọng lực. Lớp vải bạt bên ngoài cũng
được cột chặt khiến gió không thể len vào bên trong theo trực diện. Toàn bộ kết
cấu đã giúp Yurt đứng vững giữa thảo nguyên, với những cơn gió mạnh bạo. (hình
phụ lục)
Ngoài
ra do hình dáng tròn, úp ngược khiến cho gió khi thổi qua Yurt đều chạy vòng
quanh do không có chỗ lõm và bề mặt trơn láng không thể đón gió. Hầu hết gió lớn
không thể thổi bật Yurt được, dù cho Yurt không có phần nền móng vững chắc, điều
này là do lỗ thoát khí phía trên cùng với dáng thấp làm cho Yurt có xu hướng bị
ghì chặt xuống đất khi gió thổi hơn là bị bật ngược lên. (hình phụ lục)
Đối
với nhiệt độ thấp ở Mông Cổ việc giữ ấm là vô cùng quan trọng. Hệ thống thông
khí của Yurt đã hoàn thành tốt yêu cầu trên mà không bị bí khí bên trong Yurt.
Không khí sẽ tràn vào Yurt ngoài cửa ra vào thì qua các khe hở nhỏ ở phần chân
bạt. Bên trong Yurt là lò sưởi giữ cho không khi bên trong luôn ở nhiệt độ
thích hợp. Khí lạng luồn vào ở chân bạt hòa và khí nóng trong phòng sẽ thoát ra
qua toono, lỗ thoát khí sau đó cùng với khí lạnh phương Bắc thổi về phương
Nam.Chu kì đó được lặp đi lặp lại, giúp không khí bên trong Yurt luôn điều hòa,
không bí khí mà vẫn giữ được độ ấm phù hợp. (hình phụ lục)
Ngoài
ra, để tránh tự tấn công từ các thú hoang hoặc từ đàn gia súc, có thể dựng những
hàng rào gỗ quanh Yurt.
Bên
ngoài của Yurt chỉ duy nhất một màu trắng, điều này là do ảnh hưởng từ môi trường
tự nhiên. Bên trong Yurt, ngoài việc phủ những tấm thảm lớn, lông lạc đà được bện
lại, nhét vào các tấm nỉ để tạo thành các mái vòm hay những vách xung quanh của
Yurt.
Bộ
khung được làm hoàn toàn bằng gỗ. Khung kahna có thể sử dụng lâu dài lên đến
trên 50 năm. Nhưng các thanh chống uni thì chỉ có thể sử dụng tử 3 – 5 năm, sau
đó cần được thay mới. Giá thành để dựng nên Yurt tương đối thấp, do việc ngay từ
đầu người dân đã sử dụng những loại gỗ tốt để làm bộ khung Yurt để có thể sử dụng
lâu dài, đồng thời do phong tục cha truyền con nối nên hầu như rất ít khi Yurt
được lại mới trong cuộc đời của một người.
Yurt
là dạng lều kín, chỉ có một cửa ra vào và một lỗ thoát khí, tuy vậy ánh sáng vẫn
được cung cấp đẩy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Vì tại thảo nguyên Mông Cổ, lượng
nắng hàng năm tương đối lớn. Hơn nữa, theo một số tài liệu cho rằng, kiến trúc Yurt
được xây dựng kín đáo nhưng vẫn có thể nhận biết được thời gian trong ngày nhờ
vào sự di chuyển ánh sáng lên không gian bên trong Yurt. Ví dụ như vào thời
gian giữa ngày, ánh sáng sẽ tập trung vào khu vực bàn thờ phía Bắc. Vào ban
đêm, nguồn ánh sáng được cung cấp thông qua lò sưởi, hoặc bếp. Ngày nay, người
dân Mông Cổ dựa vào lượng ánh sáng hàng năm cao để sử dụng pin mặt trời, cung cấp
điện năng cho gia đình. Hầu hết mỗi gia đình đều sử dụng pin mặt trời.
Trong
Yurt không có hệ thống nước sinh hoạt, vì thế họ sử dụng nguồn nước mang từ bên
ngoài về và dự trữ trong Yurt. Về nước uống, họ chủ yếu uống sữa dê nấu theo phương
pháp truyền thống và rượu. Còn nhu cầu vệ sinh thường được xử lý bên ngoài Yurt,
theo dạng đào hố trên đất.
Bên
trong Yurt thường được trang trí rất sắc sỡ, bù cho sự đơn giản bên ngoài Yurt.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đìnhcũng như sở thích riêng của vị nữ chủ nhân mà
cách trang trí nội thất có thể thay đổi, nhưng đa phần các đồ vật đều bắt nguồn
từ những biểu tượng thiêng ở Mông Cổ. Thông dụng nhất là những biểu tượng đại
diện cho sức mạnh như Khas (swastika) hay tứ linh Mông Cổ gồm sư tử. hổ, chim
thần graduga và rồng. Ngoài ra, phong cách trang trí Mông Cổ còn tuân theo ngũ
hành, theo cách gọi của họ là năm yếu tố cơ bản của vũ trụ, thể hiện sự tôn
kính của họ với đất trời, mang cho họ sức mạnh và bảo bệ gia đình họ.
Những
mẫu trang trí thường là những hình có tính qui luật, đơn giản gọi là alkhan
khee. Dễ dàng nhận thấy những mẫu trang trí này có mối liên hệ với văn hóa
Trung Quốc. Không chỉ từ hình dáng, kiểu dáng mà cả màu sắc trang trí cũng
tương tự như các loại trang trí diềm mái, cột ở kiến trúc Trung Quốc cổ đại.
Các hình mẫu trang trí xuát hiện ở hầu hết mọi nơi, ở bàn thờ, giường ngủ, tủ đựng
đồ và quan trọng hơn cả là toono và hai thanh cột dựng toono cũng được trang
trí có phần tương tự như cột chống ở kiến truc Trung Quốc. Alkhan khee ở Mông Cổ
tuy có hình thức giống với Trung Quốc, nhưng các sắp xếp hình tượng lại giống với
khu vực Trung Á và Tây Á, tức là theo hình vòng tròn đồng tâm, hoặc hình
mandala, hình vuông. Điều này được giải thích rằng trang trí theo khung viền đại
diện cho sức mjanh vô tân và sự chuyển động không ngừng của tự nhiên và vũ trụ.
(hình phụ lục)
Một
trong những biểu tượng khác có ý nghĩa quan trọng là ulzii, một dạng mô hình giống
như mối dây đồng tâm có dạng hình thoi, biểu trưng cho cuộc sống lâu dài và hạnh
phúc. (hình phụ lục) Bên cạnh đó, các dạng hình mô tả thú vật cũng được sử dụng
như những biểu tượng truyền thống. Những biểu tượng này không chỉ trang trí
trong Yurt, từ đồ dùng cho đến thanh chống, cửa ra vào, mà còn trên quần áo và
các vật dụng khác.
Ngoài
những hình tượng gắn với tự nhiên, các hình thức trang trí tôn giáo cũng rất phổ
biến trong việc trang trí Yurt. Từ thế kỉ
16,17 Phật giáo đã trờ thành một trong những tôn giáo chính ở Mông Cổ. Theo
Wikimedia, toono được cho là hình dạng của bánh xe luân hồi ( dharmachakra), bởi
hình dáng hai vòng tròn đồng tâm và tám trục ở giữa. Hơn nữa, phong cách trang
trí của toono có nhiều nét tương đồng với phong cách nghệ thuật ở các tu viện
Phật Giáo Mông Cổ. (hình phụ lục)
Về
màu sắc, những vật dụng được trang trí bằng những màu bắt mắt và nổi bật như đỏ,
cam, vàng, xanh dương, xanh lá. Trong đó màu được sử dụng nhiều nhất là đỏ. Điều
này có thể được giải thích dựa trên quan điểm trọng sức mạnh ở Mông Cổ, và biểu
tượng cho sức mạnh to lớn chính là mặt trời với sắc đỏ rực rỡ. Những màu khác
được sử dụng trong các hoạt tiết trang trí, trong đó chủ yếu là màu vàng và màu
xanh lá, xanh dương. Nguyên nhân có thể do lượng nắng lớn (màu vàng), dòng sông
lớn (xanh dương) và thảo nguyên rộng lớn (màu xanh). Ở Mông Cổ, thường là dạng
ngày dài đêm ngắn, thậm chí vào giữa hè, khoảng 7,8h tối trời vẫn còn nắng như
chiều tà. Bên cạnh màu đỏ, màu cam và màu xanh dương cũng thường được sử dụng
làm màu nền. (hình phụ lục)
Nội thất Yurt hiện đại |
Sinh hoạt bên trong Yurt |
3. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần
Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam
2. Thư
viện mở Wikimedia : Mông Cổ, người Mông Cổ, Yurt, Yurt quarter, kiến trúc Mông
Cổ, …
3. Trong
lòng sa mạc Mông Cổ - http://tttd.vn/Du-lich-quoc-te-tour-du-lich-thai-lan-du-lich-han-quoc/Trong-long-sa-mac-Mong-Co-1000028678.htm
GHI CHÚ : Hình phụ lục do nặng nên không thể upload hết. Mong các bạn search thêm để rõ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét