(Ảnh nguồn: sunrise-art.com) |
Nhân tố giúp cho sứ Thanh Hoa đời Nguyên phát triển.
Sự thống trị của nhà Nguyên vươn ra cả
Châu Âu, mở ra thị trường rộng lớn cho sự phát triển của ngành thủ công nghiệp.
Nhu cầu của nước ngoài về các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc ngày một gia tăng, phạm
vi mở rộng từ Đông Á, Trung Á, Tây Á, Đông Nam Á, cho đến vùng ven bờ Địa Trung
Hải, Trung Phi, Tây Phi…
Trấn Cảnh Đức thời nhà Nguyên dùng đá
sứ để nung sứ, chất sứ tương đối mềm, nhiệt độ nung chỉ khoảng 1200 độ C. Sau
khi phát hiện được đất cao lanh thì thợ làm sứ chuyển từ phương pháp phối chế
nhất nguyên chỉ dùng nguyên liệu đá sứ sang phương pháp phối chế nhị nguyên trộn
thêm đất cao lanh vào đá sự. Sau khi cho thêm đất cao lanh thì có thể nung ở
nhiệt độ 1300 độ C. Có tác dụng tăng độ cứng và mật độ của chất sứ, mặt khác do
hàm lượng nhôm trong đất cao lanh tương đối cao, nên giúp tăng độ trắng cho sứ
khiến sứ Thanh Hoa có chất phôi lý tưởng.
Kĩ thuật trang trí cho sứ thời Tống
là phương pháp tiến hành gia công trang trí nghệ thuật trên sứ với sắc màu sẵn
có, làm thành sứ hoa xanh lấy hội hoạ làm thủ pháp trang trí, và cần một loại
kĩ thuật hội hoạ mà kĩ thuật sản xuất sứ truyền thống trấn Cảnh Đức chưa từng
có. Sau đó trong thời kì Tống – Nguyên giao tranh, có nhiều thợ gốm rời bỏ miền
Bắc, đem kĩ thuật mới vào trấn Cảnh Đức. Thủ pháp mới chạm hoa, in hoa, vẽ
hoa…nhanh chóng được áp dụng trên bề mặt sứ vốn đã tráng tinh và sáng bóng.
Bên cạnh đó là việc nhập khẩu nguyên
liệu cô-ban từ Tây Á để vẽ trang trí. Nguyên liệu cô-ban có thành phần mângn thấp,
sắt cap, luu huỳnh và thạch tín hàm lượng thấp, sau khi phôi màu ở những chỗ tập
trung màu xanh lam cò có thêm đốm màu đen. Sauk hi ngấm vào cốt phôi, mặt lớp
men hiện lên những vệt sáng của sắt và nhấp nhô không đều nhau, tạo ra sự độc
đáo của sứ Thanh Hoa thời Nguyên, mà đời sau khó mô phỏng. Về màu sắc có xanh đậm,
xanh biếc và xanh tín, máu sắc thuần khiết hoặc rực rỡ, lúc thâm trầm đạt hiệu
quả tán đặc biệt giống như một bức tranh thuỷ mặc. Sứ từ đó được ưu chuộng rộng
rãi, và được đưa sang cả nước ngoài, mở ra thời kì phát triển cực thịnh của mình.
Phân loại
1. Loại hình
Các nhà nghiên cứu thống kê có ít nhất 14 loại hình được sản
xuất trong thời kỳ này của gốm Thanh Hoa. Đó là: âu, bát, bình, chậu, chén,
choé, chum, đĩa, hộp, hũ, kendy, lọ, nậm, tượng trong đó chiếm số lượng lớn nhất
là bát và đĩa.
-
Âu
có nắp và chia ra 2 kiểu: kiểu miệng rộng hơi cúp, thành cong khum, đế thấp,
lõm; và kiểu miệng đứng, thành hơi cong, đế thấp, lõm.
-
Bát
có 5 kiểu. 1- Bát có miệng loe, thành cong, lòng sâu, đế thấp, lõm chiếm đa số;
2- Bát có miệng loe rộng, gờ miệng cắt khấc, thành vát, đế nhỏ, thấp lõm; 3- Miệng
loe bẻ, thành cong, đế thấp và lõm; 4- Miệng loe, thành hơi cong, lòng cạn, đế
thấp; 5- Miệng đứng, thành cong, lòng sâu, đế hơi cao, lõm.
-
Bình
có 3 chiếc chia 3 kiểu. 1- Miệng nhỏ và đứng, cổ hình trụ, vai gù, thân trên
phình to, thuôn dần xuống đế, đế lõm; 2- Miệng nhỏ và loe, gờ miệng vê tròn, cổ
eo, vai phình rộng, thân dáng chóe, đế loe, lõm; 3- Miệng đứng, cổ cao hình trụ,
thân hình cầu, đế thấp, lõm.
-
Chậu
miệng loe xiên, thành cong, lòng sâu, giữa hơi lồi, đế lõm không chân.
-
Chén
có 3 kiểu. 1- miệng loe, thành cong ưỡn, đế thấp, lõm; 2- Miệng đứng, thành hơi
cong, đế thấp, nắp hình chỏm cầu, núp nắp cao có tán tròn dẹt; 3- Miệng loe,
thành đứng, đế cao, loe và rỗng.
-
Chóe
có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, vai phình, thân thuôn, đế bằng, có nắp.
-
Chum
có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, vai phình, thân trên to, thu nhỏ vè đế, đế lõm.
-
Đĩa
có 6 kiểu. 1- Miệng loe, thành cong, đế thấp, lõm; 2- Miệng loe xiên, thành
cong gãy, lòng nông, đế thấp, lõm; 3- Miệng loe rộng, thành vát, đế rộng, thấp,
lõm; 4- Dáng chậu, miệng hoe xiên, thành cong ưỡn, lòng sâu, đế thấp, lõm; 5-
Đĩa nhỏ hình vuông uốn góc, thành vát, bòng nông, đế thấp, lõm; 6- Bộ đĩa gồm 1
đĩa bát
giác ở giữa và 8 đĩa
ngũ
giác xung quanh.
-
Hộp
có 7 kiểu. 1- Hình chữ nhật uốn góc gồm 2 phần ghép lại; 2- Hình tròn dẹt gồm 2
phần ghép lại. Thân hộp hình đĩa, đế thấp, lõm, nắp cong khum; 3- Hình tròn dẹt
gờm 2 phần ghép lại, tạo hình quả bí đỏ hoặc thân và nắp trang trí in nổi hoa
lá, con vật; 4- Hộp tròn, nắp hình chỏm càu, mặt nắp in nổi rùa, rắn, tôm, cua;
5- Hộp tròn, nắp hình bán cau gồm 2 tầng, tầng trên hình chỏm cầu in nổi băng
cánh cúc, đỉnh có núm đi động được; 6- Hộp hình bát giác. Mặt nắp chia 8 ô hình
thang, trong mời ô in nổi một bông hoa. Núm nắp tròn hoặc tạo hình con cóc; 7-
Hộp tạo hình con thú nằm gồm 2 phần: thân hộp là phần chân và bụng thú, nắp 1à
phần đầu và lưng thú.
-
Hũ
có 2 kiểu. 1- Miệng rộng, gờ miệng vê tròn, cổ ngắn, vai xuôi có 4 tai nam
ngang, thân hình trũng thuôn dần về hai đầu, đế hơi lõm giữa, không phủ men.
Quanh thân trang trí nổi bằng răng cưa hoặc khắc chìm 3 đường chỉ và 4 khóm địa
lan; 2- Miệng nhỏ, gờ miệng vê tròn, cồ ngắn, vai xuôi, thân trên phình rất to,
thu nhỏ về đế, đế hơi lòm giữa và để mộc.
-
Kendy
(bình rượu có vòi hình bầu vú) có miệng đứng, cổ cao hình trụ, đoạn gần miệng
có gờ rộng, vai xuôi, bụng phình tròn đều, vòi hình bầu vú, đế thấp, lõm.
-
Lọ
có 6 kiểu. 1- Miệng nhỏ và loe, cổ thắt, thân hình cầu (hoặc cầu dẹt), đế lõm
(hoặc bằng); 2- Miệng đứng hoặc hơi 1oe, vai phình, thân dáng chuông, đế bằng
(hoặc lõm) để mộc; 3- Miệng khoét tròn (rộng hoặc hẹp), thân hình cầu dẹt, đế
lõm không chân; 4- Miệng khoét tròn, thân tròn dẹt chia nhiều múi nổi tạo hình
quả bí đỏ, nắp hình bông hoa 6 cánh hoặc hình tròn dẹt trang trí in nổi; 5- Miệng
1oe xiên, cổ hơi cao, thân tạo hình quả bí đỏ, đế lõm không chân; 6- Miệng 1oe,
cổ cao hình trụ, vai hơi ngang, thân dáng chuông thấp, đế rộng, thấp lõm không
phủ men.
-
Nậm
có 2 kiểu dáng khác nhau. 1- Nậm hoa lam có miệng loe, cổ cao, vai phình trang,
bụng hình cầu, đế thấp lõm; 2- Nậm chiều màu có dáng củ tỏi, miệng đứng, cổ
cao. Phần cổ gần miệng hơi phình, vai xuôi, bụng dưới phình to, đế thấp bằng, đế
mộc.
-
Tượng.
Nhóm tượng có nhiều loại, trong đó đặc sắc là tượng gốm men nhiều màu tạo hình
em bé ôm bình hoa sen đứng trên bệ hình vuông, trên đầu kết nơ, miệng nở nụ cười
tươi, mình mặc quần áo và yếm yếm hoa.
2. Hoa văn
Gồm có 4 loại hoa văn chính, là hoa văn nhân vật, hoa văn động
vật, hoa văn thực vật, và hoa văn đường viền.
-
Hoa
văn nhân vật: Theo các học giả nghiên cứu về gốm sứ Trung Quốc thì từ thời nhà Tống đề tài người mới được trang trí trên
đồ gốm sứ. Những hình người được vẽ trong các tư thế sinh hoạt với lối y phục đời
thường như hình người trong tư thế đứng, mình mặc áo choàng dài, người bắn cung và thiếu nữ, người chơi đàn và một người cầm quạt đứng trước lư hương đang tỏa khói.
-
Hoa
văn động vật: Gốm thời Minh vẽ nhiều loại cầm, thú, thuỷ sinh, côn trùng, bò
sát.
Nhóm thú: Rồng là linh thú được vẽ nhiều nhất. Hai
rồng có cánh đuổi nhau được vẽ trên bát hoa lam, rồng năm móng vờn ngọc giữa
sóng biển và mây trên bình, rồng năm móng được vẽ trong ô tròn thành ngoài chum
sứ men trắng vẽ nhiều màu cùng với sóng nước. Thành ngoài bát hoa lam thường vẽ
đôi rồng và phượng đuổi nhau. Kỳ lân cũng là linh thú hay được vẽ trên gốm.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, lân biểu hiện cho điềm lành vì nó chỉ xuất
hiện vào thời thái bình. Sư tử được coi là đồng loại của kỳ lân. Sư
tử được vẽ giữa hoa lá trên thành ngoài choé nhiều màu hoặc vẽ trong tư thế
đang đùa với quả cầu (sư tử hí cầu). Nai được vẽ trên lọ hoa lam với tư thế đứng trong ô hoặc kết hợp
với cây tùng trong đồ án tùng - lộc trên các đĩa hoa lam. Nai còn đứng trong đồ án
tam hữu trên thành ngoài bát hoa lam cùng khỉ và vẹt. Ngoài ra, còn có 2 hoặc 3 con ngựa được vẽ trong tư thế phi nước đại
trên thành lọ hoa lam, đàn sóc giữa những chùm nho trên choé hoa lam và nhiều
màu...
Nhóm lông vũ: Gồm có phượng, hạc, cò, vịt, công, vẹt, gà, thiên nga. Phượng là giống chim thiêng đem bại
điềm lành, báo hiệu thời thái bình thịnh trị và biểu trưng cho phú quý. Hình tượng
con cò được vẽ cùng hoa
sen. Vịt được vẽ
cùng hoa sen trong đồ án liên - áp ở thành ngoài bát hoa lam và có đĩa hoa lam
vẽ bốn con thiên nga trong hồ sen. Gà được vẽ trên nắp hộp sứ trắng vé nhiều
màu bên hoa mẫu đơn thường là vẽ đôi gà giữa đám cỏ cây, hoa lá. Ngoài ra còn
có chim công được vẽ trên bát hoa lam, vẹt ở thành ngoài bát, hạc ở thành trong
đĩa hoa lam...
Nhóm côn trùng: thành ngoài mai bình sứ trắng cùng hoa cúc
trong đề tài cúc - điệp thì chuồn
chuồn được vẽ ở
thành ngoài đĩa hoa lam.
Nhóm thủy sinh và lưỡng cư: Đề tài cá nhảy trên sóng nước được
vè ở giữa lòng bát, cá ngoi đầu trên mặt nước ở đĩa. Cá còn được in nổi trên nắp
hộp men nâu đen cùng sóng nước, mặt nắp hộp men nâu in nổi rùa, rắn, tôm, cua...
và tạo hình con cóc trên núm nắp hộp gốm men xanh...
-
Hoa
văn thực vật: Những đồ án trang trí lấy trong thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ
được sử dụng nhiều nhất. Hoa sen được vẽ thành nhiều khóm trong hồ nước, hoa
sen được vẽ cùng các chùm quả đào, cựu, nho, sen còn được dùng kết hợp trong đề
tài trang trí sen - vịt ở bát hoa lam, sen còn được trang trí cùng chữ Phạn ở
thành ngoài bát hoặc in nổi trên nắp hộp gốm men xanh lục. Hoa cúc được vẽ trên bình sứ nhiều màu cùng hoa mẫu đơn cùng tùng và trúc. Hoa cúc còn được in nổi trên mai
bình sứ trắng cùng con bướm. Hoa mai kết hợp với cành tùng trong đồ án "triền chi"
quanh thành ngoài bát hoa lam, hoa mai còn được in nổi trên nắp hộp gốm men
xanh lục trong đồ án mai - điểu. Hoa mẫu đơn ngoài trang trí cùng các loài hoa
khác trên choé sứ nhiều màu, ngoài ra còn được vẽ cùng các loài cầm thú như sư
tử trên chóe. Ngoài ra còn có các loại hoa dây, địa oan... được vẽ trên bát,
đĩa, bình… Bên cạnh các loài hoa còn có nhiều loài quả được sử dụng làm đồ án
trang trí như chùm nho, chùm lựu trong bòng bát hoa 1am. Có chiếc đĩa men vàng
vẽ có mặt cả ba chùm lựu (phúc), nho (lộc), đào (thọ) trong đề tài tam đa. Nho còn
được vẽ trên thành ngoài chóe cùng với bầy sóc. Đề tài tứ quý còn có mặt tùng,
trúc, sen, đào kết hợp với nhau...
-
Hoa
văn đường viền thường chia băng, chia ô quanh phần miệng, vai hay phần chân đồ
gốm. Băng cánh hoa sen là một trong những hoa văn được sử dụng 1àm đường diềm
nhiều nhất. Loại này bao gồm cánh sen đầu vuông trên bát hoa lam, cánh sen đầu
nhọn trên vai các lọ hoa lam, cánh sen nghiêng trên bát hoa lam. Băng hoa bốn
cánh trong hình thoi được vẽ trên miệng bát hoa lam hay trên miệng bình men trắng
vê nhiều màu. Trên các thành miệng trong và ngoài bát men trắng vẽ nhiều màu (N
86, 87) hoặc quanh cổ các bình vẽ nhiều màu thường thể hiện các dải hoa lá hoặc
các cành hoa. Các loại 1á cây cũng được sử dụng thành băng trang trí. Băng tàu
lá chuối được vẽ trên vai và giáp đế chum sứ
men trắng, băng hoa văn sóng nước được vẽ khâu nhiều quanh chân đế chum nhiều
màu... Ngoài ra còn có các kiểu trang trí đường diềm khác như băng chữ T ở
thành miệng trong bát hoa lam, băng dải xoan ở thành ngoài miệng bát, băng vạch
chéo trong tam giác ở gờ nắp chóe, chữ S gấp khúc trên gờ miệng bát, băng liên
hoàn sơn thủy, đình, liễu trên bát hoa lam...
(Ảnh nguồn: sunrise-art.com) |
Cách nhận biết gốm Thanh Hoa
Đồ sứ Thanh Hoa đã mở ra một thời đại
mới quá độ từ đồ sứ nung sang thời kỳ đồ sứ màu. Gốm sứ Thanh Hoa có vẻ đẹp rực
rỡ, nét họa phóng khoáng, nhiều tầng lớp, có nhiều nét khác biệt với thẩm mỹ
truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Phân biệt 1 loại đồ sứ Thanh Hoa nhà Nguyên
cần nắm một số đặc điểm sau:
Xem hình dạng của đồ vật. Đối với
hình dạng các loại như bình, lọ nhỏ phải xem kỹ phần miệng, cổ, lưng, bụng,
chân. Xem có đặc trưng hình dạng đồ vật thời nhà Nguyên hay không, đồng thời
cũng phải nhận biết được trọng lượng phần thân của vật, tiến hành phân tích
toàn bộ hình dạng đồ vật đó. Các loại bình, lọ nhỏ thời nhà Nguyên thân tương đối
nặng, chất liệu cứng.
Xem màu tráng men: Màu tráng
men của sứ Thanh Hoa nhà Nguyên có màu trắng hơi có ánh xanh, sáng bóng, nhưng
cũng loại có màu trắng hẳn hay xanh hẳn. Thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên (kỳ
Diên Hữu) , các loại đồ sứ Thanh Hoa như bình, lọ được tráng men trong suốt,
tay sờ lên lớp men sứ đó có cảm giác như gạo nếp, có khi màu men lại mờ mờ đục
đục, nhìn gần thấy hiện rõ màu xám xanh, nhìn xa lại thấy có màu vàng nâu, nếu
nhìn kỹ sẽ thấy trên bề mặt men sứ Thanh Hoa sẽ thấy những chấm nhỏ màu trắng lốm
đốm bám vào, số ít trên lớp men có thể nhìn thấy lớp vỏ cứng dính kết vào nhau,
nhìn nghiêng một cách chăm chú sẽ thấy trên lớp men đó có những đường nét hoa
văn không theo quy tắc nào cả. Kể từ kỳ Chí Chính, sứ Thanh Hoa được nung men
trắng, men xu phủ và men trắng trứng, có thêm nhiều màu như trắng tinh, hơi ánh
xanh, men trắng xanh, có cảm giác như thủy tinh trong suốt.
Xem Thanh Hoa: Sứ Thanh Hoa có
màu sắc không ổn định, lúc chìm, lúc sáng, chất liệu Thanh Hoa chia làm 2 loại
: 1 loại phát ra màu sáng mạnh ánh lên màu xanh đậm, chỗ đậm có gỉ màu đen, gọi
là " hắc tỳ", chỗ đậm khi dùng tay sờ vào ,trên bề mặt men Thanh Hoa
sẽ thấy có cảm giác lồi lõm, đó chính là do hiệu ứng màu sắc khi dùng nguyên liệu
màu Thanh Hoa nhập khẩu từ Ba Tư; một loại khác dùng nguyên liệu trong nước , Thanh
Hoa dùng nguyên liệu trong nước có màu xám xanh, có khi là màu xanh hơi xám
chút , hoặc là Thanh Hoa phát ra màu xanh ánh xám. Ở kỳ Diên Hữu họa tiết hoa mẫu
đơn được khắc lên đồ sứ giống như những tầng mây ẩn trên thân đồ sứ, cảm giác
như đang nhấp nháy phát sáng
Xem hoa văn trang trí : Hoa văn trang
trí sứ Thanh Hoa nhà Nguyên được chia thành 2 loại: Một loại là hoa văn trang
trí nguyên liệu nhập khẩu, có đặc điểm hoa văn dày kín, tầng lớp phong phú, nét
vẽ gọn gàng. Nếu là đĩa lớn nhiều hoa văn sẽ do từ 3-8 tầng hoa văn xếp dày đặc,
hoa văn có chính có phụ, nhiều mà ngay ngắn, đề tài hoa văn trang trí phong phú
đa dạng, từ nhân vật trong câu chuyện, nhành hoa, bể cá, hồ sen, song phượng
hoa cỏ, nhành cây, trúc đá hoa cỏ trái cây... họa tiết hoa cỏ gồm có bông hoa lớn
và lá to, trong đó được điểm xung quanh bằng những cánh hoa sen tạo thành hình
cái hồ lô, trang trí diềm hoa mẫu đơn thành hình ngọc trân châu trắng, họa tiết
cánh hoa sen sẽ giúp tạo khoảng cách, phía trong khung được trang trí bằng Thanh
Hoa..một loại Thanh Hoa nữa là họa tiết nguyên liệu trong nước. Họa tiết này có
đặc trưng mềm mại phóng khoáng, các nét vẽ tương đối đơn giản, còn hơi thô, thường
gặp là trang trí hoa cỏ.
Xem bên trong: Bên trong các loại lọ,
bình sứ Thanh Hoa thường không tráng men, phần thân dùng phương pháp dính kết từng
phần, phần bụng và đáy vật thường nhìn rõ chỗ nối kết. Trong bình mai và phần
vai chỗ nối có cảm giác thô, phía bên trong thường lồi lên khoảng 1-2mm , kích
thước phần thô không theo quy tắc nào cả, dùng tay sờ vào thấy tròn mịn .Phía
trong bình hơi có màu vàng nhạt,có thể nhìn rõ những hạt đá sỏi nhỏ bên trong,
trên phần bụng thường không phải xử lý gì, từ dưới bụng đến đáy có nhiều hoa
văn xoay. Nhìn nghiêng với ánh sáng mạnh có thể thấy một vài điểm sáng lấp
lánh, phát ra ánh sáng, được gọi là điểm sáng âm dương.
Xem dưới đáy chân: Dưới đáy của các đồ
sứ Thanh Hoa nhà Nguyên như đáy bình, đáy lọ thường có hình dạng chân tròn lõm ở
bên trong, đáy chân dày và rộng, một số ít đáy chân có hình thon, chân có
màu đậm màu nhạt, đa số là nhạt. Các loại bát đĩa chân tròn đa số mặt ngoài lại
thon nhỏ, nhưng dù là vật đã được mài dũa hay có hình tròn, vòng chân, thường
,thường mang đến cảm giác theo quy tắc nhất định, các loại bình, lọ đá vụn dưới
đáy chân có cảm giác rất chặt, cũng có khi hơi lỏng lẻo. Những vụn sỏi nhỏ li
ti phải nhìn thật kỹ, thật tinh mới thấy được. Có những đáy chân lồi lên hiện
rõ hình tim . Đáy lọ, bình , đa số có hình hoa văn xoay. Có những vòng đáy và
đáy chân lẫn với các hạt đá nhỏ mà mắt thường có thể nhìn thấy, dính những nốt
men đen kích thước khác nhau, và có hình dạng tự nhiên.
Xem màu sắc và bong bóng: Màu sắc
của Thanh Hoa nhà Nguyên rất quan trọng, vòng chân ngoài của bình, lọ thông thường
sẽ được tráng men màu thủy lục rất đậm, cũng có thể được tráng màu xanh trứng vịt.
Lớp men trên thân đồ vật luôn hiện màu xanh trắng, màu xanh nhạt, hoặc hơi ngả
sang màu vàng...Sứ Thanh Hoa thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên các lo, bình...đều
có màu sắc rõ rệt. Màu sắc dựa vào những thay đổi của độ khô, độ ẩm, nhiệt độ
trong không khí cùng các mùa ...sẽ hiện ra những màu sắc khác nhau trên lớp men
.Các bình, lọ sứ Thanh Hoa thời đầu và trung kỳ nhà Nguyên( kỳ Diên Hữu) có lúc
xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi nhẹ , thường do thời tiết quá nóng, và còn trên
lớp men thanh bạch và xu phủ thời đầu kỳ và trung kỳ nhà Nguyên đa số không có
bong bóng. Bắt đầu từ thời Chí Chính nung sứ Thanh Hoa, trên Thanh Hoa men trắng
và men trắng trứng mới có bong bóng , nhưng có hai loại bong bóng lớn nhỏ ,
bong bóng nhỏ nhiều , lớp men Thanh Hoa nhà Nguyên đa phần có hình dạng trong
suốt, khô, mềm mại.
KẾT LUẬN
Gốm sứ Thanh Hoa đã tạo nên tiếng
vang đầu tiên cho gốm sứ Trung Quốc, được xem như một trong những sản phẩm tuyệt
diệu nhất, cũng như vật phẩm đã tạo nên tên tuổi của gốm sứ Trung Quốc trong và
ngoài nước. Không chỉ vậy, mà gốm sứ Thanh Hoa còn là tiền đề cho sự phát triển
ngày càng cao của gốm sứ Trung Quốc sau này.
Nguồn:
Gốm sứ Trung Quốc – Phương Lý Lợi – NXB Tổng hợp TPHCM
Đặc điểm đồ sứ Thanh Hoa thời nhà Nguyên - http://covattinhhoa.vn/news/detail/675/dac-diem-do-su-thanh-hoa-thoi-nha-nguyen.cvth
Đồ sứ Thanh Hoa thời nhà Nguyên - http://suutamdoco.vn/do-su-thanh-hoa-thoi-nha-nguyen/
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét